Indonesia thúc đẩy kế hoạch xây dựng tường biển khổng lồ để bảo vệ thủ đô

Bộ trưởng Điều phối vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto đã công bố kế hoạch xây dựng một bức tường ven biển khổng lồ nhằm bảo vệ vùng thủ đô trong bối cảnh Jakarta đang trở thành đô thị có tốc độ chìm nhanh nhất.

Indonesia thúc đẩy kế hoạch xây dựng tường biển khổng lồ để bảo vệ thủ đô -0
Bộ trưởng Điều phối vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto phát biểu bên lề hội thảo vệ việc xây bức tường ven biển khổng lồ hôm 10.1. Ảnh: Antara

 Ngăn chặn nguy cơ thủ đô “chìm” dưới mực nước biển

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết, để bảo vệ Khu vực đảo Java, Bộ của ông đang muốn thúc đẩy kế hoạch xây dựng các bờ kè ven biển, còn được gọi là Bức tường biển khổng lồ ở Jakarta như một Dự án chiến lược quốc gia (PSN) nhằm ngăn chặn nguy cơ thủ đô của đất nước có thể bị chìm dưới mực nước biển.

Ý tưởng về bức tường biển đã được ấp ủ hơn một thập kỷ qua song vẫn chưa được thực hiện. Đề xuất xây tường biển gần đây được được nhắc tới nhiều hơn khi Jakarta trở thành siêu đô thị có tốc độ chìm nhanh nhất.

Bộ trưởng Hartarto nói rằng thủ đô Indonesia chìm tới 25cm mỗi năm trong khi triều cường tăng tới 200cm mỗi năm. Là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người, Jakarta đã ghi nhận một số khu vực bị ngập tới 4m trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2005. Các chuyên gia dự đoán rằng 1/3 thủ đô quốc gia vạn đảo có nguy cơ bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu không được kiểm soát.

Ông lưu ý: “Thiệt hại kinh tế trực tiếp ước tính do lũ lụt hàng năm trên bờ biển Jakarta lên tới 2,1 nghìn tỷ rupiah mỗi năm và có thể tiếp tục tăng hàng năm lên đến 10 nghìn tỷ rupiah mỗi năm trong 10 năm tới”. Theo ông Airlangga, có những thiệt hại kinh tế gián tiếp cũng như chi phí cơ hội lớn gấp nhiều lần con số tổn thất ban đầu.

Kế hoạch 3 giai đoạn đến năm 2040

Dựa trên các nghiên cứu do Bộ thực hiện, Chính phủ đã chuẩn bị sẵn một kịch bản dài hạn gồm 3 giai đoạn để xây dựng bức tường biển.

Giai đoạn đầu tiên được tiến hành bằng kế hoạch xây dựng các bờ kè ven biển và ven sông dài khoảng 120km, được thiết kế đến năm 2030, cũng như việc xây dựng hệ thống máy bơm và máy ép lấn ở khu vực bờ biển phía bắc của Jakarta.

Giai đoạn thứ hai: xây dựng đê biển theo ý tưởng mở (đê lộ thiên) ở phía tây bờ biển phía bắc Jakarta, dài 20km, kế hoạch này dự kiến phải hoàn thành trước năm 2030.

Giai đoạn thứ ba: xây dựng đê biển ở phía đông bờ biển phía bắc Jakarta dài 12km, dự kiến hoàn thành trước năm 2040.

Nếu tình trạng sụt lún tiếp tục xảy ra sau năm 2040, khái niệm Tường biển mở sẽ được sửa đổi thành Tường biển kín.

Thứ trưởng Bộ Phát triển cơ sở hạ tầng Wahyu Utomo cho biết dự kiến ngân sách ước tính cho hai giai đoạn đầu của dự án là 164,1 nghìn tỷ rupiah (10 tỷ USD). Bức tường biển này ngoài việc bảo vệ các tài sản như đường sá và các khu công nghiệp dọc theo bờ biển phía bắc của Java, chính phủ sẽ thiết kế bức tường biển khổng lồ được tích hợp với các cơ sở hạ tầng khác cũng như cho mục đích quốc phòng. Ông Wahyu khẳng định: “Đây là một giá trị gia tăng cho tất cả chúng ta”.

Việc xây dựng các bờ kè khổng lồ dọc theo bờ biển Java là rất quan trọng vì khu vực này đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc gia, đóng góp vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội) khoảng 20,7% và mật độ dân số đạt 50 triệu người. Trong khu vực này có nhiều khu vực chiến lược, cụ thể là có 5 trung tâm phát triển công nghiệp, 70 khu công nghiệp, 28 khu công nghiệp được chỉ định và 5 khu kinh tế đặc biệt.

Cần một tầm nhìn dài hơi

Indonesia sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 14.2 và việc người kế nhiệm Tổng thống Joko Widodo có theo đuổi dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ hay không vẫn còn là một ẩn số.

Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto, người dẫn đầu các cuộc khảo sát cử tri cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, tại lễ công bố kế hoạch bức tường biển đã bày tỏ ý kiến: “Vấn đề mà bức tường biển này phải đối mặt là nó cần khoảng 40 năm để hoàn thành. Liệu các nhà lãnh đạo có đủ tập trung, tư duy và khả năng theo đuổi dự án đến cùng hay không. Đó là trách nhiệm của chúng tôi”.

Kế hoạch xây dựng bức tường chắn biển khổng lồ đang được thảo luận rất nghiêm túc với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các học giả và chuyên gia. Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cùng với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Prabowo Subianto đã khởi xướng một hội thảo quốc gia đặc biệt thảo luận về vấn đề này hôm 10.1 với chủ đề: Chiến lược bảo vệ khu vực đảo Java thông qua việc xây dựng một Tường biển khổng lồ”.

Thế giới 24h

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).