Indonesia gia nhập OECD: Đường dài phía trước

Nhóm 38 quốc gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - câu lạc bộ của những thị trường phát triển nhất thế giới, đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán gia nhập với Indonesia. Nhưng con đường dài và khó khăn mới thực sự bắt đầu.

Bước đi mang tính “lịch sử”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa tuyên bố sẽ mở các cuộc đàm phán gia nhập với Indonesia sau khi nhận được sự chấp thuận của 38 thành viên. Trong thông báo công bố quyết định, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann đã mô tả động thái này là mang tính “lịch sử”, bởi đây là lần đầu tiên tổ chức gồm các thị trường phát triển nhất thế giới có bước đi mở rộng về phía một quốc gia Đông Nam Á, vốn là khu vực chỉ gồm các nước đang phát triển.

“Indonesia là quốc gia đầu tiên đàm phán gia nhập đến từ Đông Nam Á, một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất trên thế giới. Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, Indonesia là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu, mang lại sự lãnh đạo quan trọng cho khu vực và hơn thế nữa”, Mathias Cormann nhận định.

Quá trình đàm phán gia nhập không có giới hạn về thời gian, nghĩa là không đặt ra mốc thời gian cụ thể để kết thúc đàm phán. Như chính OECD giải thích, việc trở thành thành viên “không phải là một thủ tục kếp nạp mang tính hình thức đơn giản mà là kết quả của một quá trình xem xét nghiêm ngặt”.

Theo tuyên bố của OECD, một dự thảo lộ trình gia nhập sẽ được chuẩn bị để Hội đồng OECD xem xét tại cuộc họp tiếp theo. Theo OECD, hơn 20 ủy ban kỹ thuật sẽ đánh giá khả năng tham gia của Indonesia trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào các vấn đề ưu tiên như thương mại và đầu tư, quản trị công, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường... Dựa trên kết quả những đánh giá đó, họ sẽ đưa ra các khuyến nghị cải cách, điều chỉnh luật pháp, chính sách của Indonesia phù hợp với các tiêu chuẩn OECD.

OECD bao gồm 38 quốc gia, hầu hết ở châu Âu và Bắc Mỹ. Như Nikkei Asia lưu ý, Indonesia đã hợp tác với OECD nhiều năm trong các lĩnh vực, trở thành “đối tác quan trọng” của OECD vào năm 2007 và vào năm 2014 đã giúp khởi động chương trình Đông Nam Á của tổ chức này. Các nước OECD và các đối tác chính của tổ chức này đại diện cho khoảng 80% thương mại và đầu tư thế giới.

"Vì vậy, Indonesia sẽ không bắt đầu từ con số 0 cho quá trình trở thành thành viên", Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani nói. Jakarta hy vọng hoàn tất quá trình này trong vòng 4 năm.

Hướng đến “Tầm nhìn Vàng 2045”

Indonesia đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 30.000 USD/năm vào năm 2045, thời điểm nước này kỷ niệm 100 năm ngày độc lập. Đó cũng là mục tiêu mà chính quyền của Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo đặt ra trong “Tầm nhìn Indonesia Emas” hay “Tầm nhìn Indonesia Vàng 2045”.

Như Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, “các tiêu chuẩn của OECD sẽ trở thành tiêu chuẩn và mục tiêu của Indonesia, có thể hỗ trợ các ưu tiên của Chính phủ, bao gồm kinh tế xanh, số hóa, phát triển nguồn nhân lực, quản trị tốt và đưa Indonesia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”.

Hơn nữa, tư cách thành viên của Indonesia trong OECD cũng sẽ là "con dấu" đảm bảo trong mắt nhà đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trở thành những công ty toàn cầu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngoài ra, sự bảo đảm từ những tiêu chuẩn thành viên của OECD cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Jakarta tham gia các hiệp định thương mại và hợp tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Lợi ích đối với OECD

Về phần mình, OECD có nhiều lý do để chào đón Indonesia vào ngôi nhà của mình. Theo Tầm nhìn 2045 của chính phủ Indonesia, quốc gia này được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Vì vậy, sẽ là “thiếu sót” nếu “câu lạc bộ các nước giàu” không tìm cách đưa Indonesia vào trong nhóm của mình.

Ngoài ra OECD còn muốn rũ bỏ “danh tiếng” như một sân chơi riêng Âu - Mỹ, đại diện cho lợi ích của các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Tổ chức này hiện mới chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thành viên từ châu Á, do đó đang phải đối mặt với thách thức duy trì ảnh hưởng quốc tế, trong bối cảnh các quốc gia không phải thành viên như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã nhanh chóng củng cố sức mạnh toàn cầu.

Vì vậy, việc có thêm một thành viên mới nổi, đông dân với ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng sẽ giúp ích cho OECD, cho dù ban đầu động thái này gây không ít ngạc nhiên khi GDP trên đầu người của Indonesia năm 2022 chỉ là 4.788 USD - thấp hơn 10 lần so với mức trung bình 43.261 USD của khối. Cho đến nay, các thành viên gồm Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Đức và Slovakia đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản ủng hộ họ gia nhập OECD.

Giáo sư tại Đại học nghiên cứu ngoại giao Nagoya của Nhật Bản Junichi Takase cho rằng, sự tham gia OECD của Indonesia có khả năng làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu. “Bước đi này báo hiệu thông điệp mạnh mẽ của Indonesia bằng cách tách mình ra khỏi BRICS và gia nhập nhóm lấy phương Tây làm trung tâm”, ông Takase nhận định trên tờ Nikkei Asia. Ngoài ra, bước đi của Indonesia có thể thúc đẩy các nước ASEAN khác, như Malaysia và Thái Lan, tham gia OECD.

Còn như Tổng Thư ký Cormann đã nói trong tuyên bố của mình: “Việc Indonesia gia nhập OECD sẽ giúp tăng cường hơn nữa sự can dự và hiện diện mang tính toàn cầu của Tổ chức”.

Con đường phía trước

Quá trình xem xét và gia nhập có thể sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền sắp tới của ông Prabowo Subianto, chính trị gia đã đắc cử Tổng thống Indonesia trong cuộc bầu cử đầu tháng 2 vừa qua. Ông Prabowo Subianto trong chiến dịch tranh cử của mình đã cho thấy, ông sẽ tiếp nối các chính sách dưới thời ông Jokowi.

Tuy nhiên, trong khi Indonesia tuyên bố đã thực hiện 15 trong số 200 tiêu chuẩn của OECD và trước đó đã bày tỏ hy vọng hoàn thành các cuộc đàm phán gia nhập trong vòng 4 năm, thì vẫn còn một câu hỏi đặt ra là liệu quá trình này có kết thúc vào thời điểm nhiệm kỳ đầu tiên của ông Prabowo kết thúc vào năm 2029 hay không.

Bên cạnh đó, gia nhập OECD có nghĩa là Indonesia cần sửa đổi luật pháp, chính sách quốc gia và địa phương để đáp ứng các tiêu chí của OECD. Nhưng đánh giá của OECD năm 2020 tại Indonesia cho thấy quốc gia này vẫn còn khá nhiều rào cản đối với đầu tư quốc tế so với các nước trong khu vực ASEAN.

Có năm lĩnh vực ưu tiên để OECD đánh giá tiêu chuẩn thành viên mới, đó là: cải cách cơ cấu; chế độ đầu tư và thương mại mở; chính sách xã hội và cơ hội bình đẳng; quản trị công và nỗ lực chống tham nhũng; bảo vệ môi trường. Indonesia hiện đang còn chưa đạt nhiều tiêu chuản trong cả 5 lĩnh vực này, ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn việc Jakarta sẵn sàng sử dụng quyền lực nhà nước để bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương và duy trì sự ổn định kinh tế và chính trị - bao gồm cả trợ cấp năng lượng và chính sách công nghiệp liên quan đến việc khai thác và chế biến niken - chắc chắn sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “chế độ đầu tư và thương mại mở” của OECD. Điều này cho thấy những căng thẳng sâu sắc khi OECD bị chỉ trích là “ưu tiên lợi ích của các nước phát triển và do đó không xem xét một cách thích hợp nhu cầu và quan điểm của các nước đang phát triển vì cơ cấu kinh tế, nhu cầu và lợi ích của họ khác nhau”.

Chính quyền của Jokowi giải thích rằng, việc họ phải can thiệp vào thị trường là nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng mang tính lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển, cũng như trên cơ sở không ít quốc gia phương Tây giàu có đã sử dụng các phương pháp tương tự để phát triển nền kinh tế của mình.

Trong bất kỳ trường hợp nào, nhu cầu điều chỉnh luật pháp và chính sách để đáp ứng các tiêu chí của OECD có thể trở nên khó khăn về mặt chính trị đối với chính quyền Prabowo. Điều này có thể được cảm nhận qua việc Indonesia thúc đẩy thông qua Luật hỗ trợ việc làm. Đây là một gói gồm nhiều đạo luật thân thiện với doanh nghiệp, được Nghị viện nước này thông qua vào tháng 10.2020, sửa đổi quy định của 70 luật khác nhằm xóa bỏ tình trạng quan liêu, đưa Indonesia trở thành một quốc gia hấp dẫn về đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Luật này sau đó vấp phải sự phản đối và Tòa án Hiến pháp Indonesia đã yêu cầu chính quyền Jokowi phải sửa đổi một số điều khoản của Luật.

Với thông báo của OECD, Indonesia đã đặt được bước chân đầu tiên lên con đường gia nhập. Nhưng con đường trở thành thành viên OECD và tới được “kỷ nguyên Vàng 2024” có thể sẽ còn dài và quanh co.

Thế giới 24h

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện
Quốc tế

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện

Tính đến gần 3 giờ sáng ngày 6.11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương đương với 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc chiến tại Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ khi hãng thông tấn AP dự đoán Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 198 ghế tại Hạ viện và Đảng Dân chủ nắm giữ 169 ghế. Trong khi đó, đảng Con voi đã cầm chắc chiến thắng ở Thượng viện, nơi trước đây Dân chủ kiểm soát, với 51 ghế.

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng
Thế giới 24h

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng

Việc Israel chính thức cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel hôm 4.11 đã làm dấy lên những lo ngại về dòng viện trợ quốc tế vốn đang không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân dải Gaza, tiếp tục bị bóp nghẹt khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây thêm trầm trọng.

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?
Quốc tế

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?

Chỉ còn vài tiếng trước khi tất cả các điểm bỏ phiếu ở Hoa kỳ chính thức đóng cửa nhưng hầu hết cử tri đã thực hiện quyền của mình. Họ cho biết nền kinh tế và nhập cư là những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, nhưng tương lai của nền dân chủ cũng là động lực chính thúc đẩy nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5.11.