Indonesia dời đô về Đông Kalimantan

Indonesia sẽ khánh thành thủ đô mới Nusantara vào ngày 17.8, trùng với dịp kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh nước này. Tuy nhiên, dự án “dời đô” trị giá 32 tỷ USD phải đến năm 2045 mới hoàn thành toàn bộ theo kế hoạch.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức cuộc họp nội các toàn thể đầu tiên tại Cung điện Garuda ở Nusantara. Cuộc họp có sự tham dự của Phó Tổng thống Ma'ruf Amin và các bộ trưởng nội các, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto, người đã đắc cử Tổng thống và dự kiến nhậm chức vào ngày 20.10 tới tại Nusantara.

Indonesia dời đô về Đông Kalimantan -0
Mô phỏng thủ đô Nusantara. Ảnh: The Jakarta Post

Ông Subianto đã chọn ông Gibran Rakabuming Raka - con trai của Tổng thống Widodo làm "phó tướng" và cam kết tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm, gồm cả dự án thủ đô mới. Nusantara được xây dựng giữa khu rừng phía đông tỉnh Kalimantan trên đảo Borneo, cách thủ đô hiện tại Jarkata khoảng 1.200km.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh, thủ đô mới Nusantara đánh dấu một chương mới trong lịch sử Indonesia. Không phải quốc gia nào cũng có cơ hội hay khả năng xây dựng một thủ đô mới “từ con số 0”.

Nusantara sở hữu vị trí chiến lược quan trọng và sẽ thúc đẩy sự phát triển đồng đều cho nền kinh tế Indonesia. Tổng thống Indonesia cũng nêu rõ việc hoàn thiện dự án khổng lồ trên là một quá trình lâu dài và khó khăn, nhưng ông cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với người kế nhiệm Prabowo Subianto trong quá trình xây dựng thủ đô mới và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án.

Hiện nay, dự án đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhất là việc thi công chậm, thiếu vốn đầu tư. Kế hoạch di dời thủ đô của Indonesia lần đầu tiên được Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đưa ra vào đầu tháng 4.2019 và được Tổng thống Joko Widodo nêu ra trong Thông điệp liên bang vào ngày 16.8.2019 nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh Indonesia.

Kế hoạch “dời đô” đưa ra trong bối cảnh Jakarta đang đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, lũ lụt và tắc đường trầm trọng. Thêm vào đó, với vị trí nằm ở vùng đất thấp, Jakarta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những đợt triều cường và hứng chịu lũ lụt vào mùa mưa. Việc khai thác nước ngầm quá mức khiến thành phố ngày càng bị lún nhanh. Các nhà nghiên cứu cho biết, phía Bắc Jakarta đã chìm 2,5m trong 10 năm qua và tiếp tục chìm trung bình 18cm mỗi năm. Ước tính phần lớn đô thị Jakarta có thể sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2050.

Khi đề cập kế hoạch di dời thủ đô, Tổng thống Widodo nhấn mạnh, thủ đô không chỉ là biểu tượng của bản sắc dân tộc mà còn lại đại diện cho sự tiến bộ của quốc gia. Việc lựa chọn thủ đô mới cũng thể hiện tầm nhìn xa của nước này, hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế trong tương lai.

Thủ đô mới của Indonesia được thiết kế như một thành phố thông minh bền vững, có hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, hệ thống nước và điện xanh. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu đưa thủ đô mới trở thành một trong 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới và thu hút nhân tài người nước ngoài, đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á.

Thế giới 24h

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.