Indonesia cắt giảm 80% ngân sách Bộ Công chính

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công chính Indonesia, ông Dody Hanggodo, cho biết, ngân sách của bộ sẽ bị cắt giảm 80% trong năm 2025, từ 110,95 nghìn tỷ IDR (6,6 tỷ USD) vào năm 2024 xuống còn 29,57 nghìn tỷ IDR. Quyết định này là một phần trong chiến lược cắt giảm tổng cộng 306,7 nghìn tỷ IDR (tương đương 18,8 tỷ USD), tương đương khoảng 8% tổng ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho năm 2025, theo chỉ đạo của Tổng thống Prabowo Subianto.

Mục tiêu và tác động của việc cắt giảm

Mục tiêu của việc cắt giảm này là tài trợ cho các cam kết trong chiến dịch tranh cử, bao gồm chương trình bữa ăn miễn phí cho học sinh, dự kiến tiêu tốn 28 tỷ USD hàng năm khi được triển khai đầy đủ.

Trong bối cảnh ngân sách hạn chế, Bộ Công chính sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực hạ tầng chính trong năm nay: Đó là đường bộ và cầu (742 triệu USD), tài nguyên nước (594 triệu USD), xây dựng (224 triệu USD), hạ tầng chiến lược (69 triệu USD).

Bộ trưởng Bộ Công chính Indonesia Dody Hanggodo (phải) trong một tuyên bố báo chí tại Jakarta vào ngày 20.1. (Ảnh: ANTARA)
Bộ trưởng Bộ Công chính Indonesia Dody Hanggodo (phải) trong một tuyên bố báo chí tại Jakarta vào ngày 20.1. (Ảnh: ANTARA)

Các chương trình dự kiến bao gồm xây dựng 63km đường mới, nâng cấp và bảo trì 342km đường hiện có, xây dựng 13 km đường cao tốc thu phí, và phát triển 450 ha hệ thống tưới tiêu.

Tuy nhiên, do cắt giảm ngân sách sâu rộng, ít nhất 21 dự án hạ tầng lớn trên toàn quốc đã bị hủy bỏ, bao gồm xây dựng đường bộ, nguồn nước và khu dân cư. Đáng chú ý, việc xây dựng một đoạn đường cao tốc dài 7,36km và bảo trì thường xuyên 47.603km đường quốc gia đã bị hủy bỏ.

Để thích ứng với ngân sách mới, bộ sẽ hủy bỏ việc mua thiết bị mới và tối ưu hóa thiết bị hạng nặng hiện có, áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ hơn đối với công tác công vụ, cắt giảm các hoạt động nghi lễ và chuyển sang môi trường văn phòng không giấy tờ.

Trước đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ và tổ chức thực hiện hiệu quả ngân sách đối với 16 khoản chi tiêu, như một phần tiếp theo của Chỉ thị số 1 của Tổng thống Cộng hòa Indonesia năm 2025.

Hiện nay, các bộ đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Airlangga Hartarto đã đưa ra quy định tắt đèn trong sảnh của bộ như một biểu tượng cho việc cắt giảm ngân sách 52,5%. Bộ trưởng Bộ Đầu tư Rosan Roeslani cho biết, bộ của ông sẽ hạn chế công tác nước ngoài, thay vào đó tổ chức họp trực tuyến, hoặc mời nhà đầu tư đến Indonesia.

Nhiều phản ứng trái chiều

Một số nhà phân tích lo ngại, việc cắt giảm ngân sách đột ngột có thể làm gián đoạn các dịch vụ và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Ông Jahen Rezki, nhà kinh tế tại Đại học Indonesia, cho rằng việc cắt giảm này có thể quá mức, vì tác động của chương trình bữa ăn miễn phí đối với nền kinh tế chưa được xác định rõ ràng. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ công cộng tối ưu, như duy trì hệ thống đường bộ tốt. Ngược lại, một số nhà kinh tế tin rằng việc loại bỏ các chi tiêu không cần thiết có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Ông Enrico Tanuwidjaja, nhà kinh tế tại UOB, bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng chi tiêu phát triển và kích thích tài khóa có thể hỗ trợ nền kinh tế.

Trong khi đó, Hiệp hội khách sạn và nhà hàng cũng bày tỏ lo ngại, cho rằng việc hủy bỏ hội thảo và giảm du lịch nội địa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành khách sạn và vận tải. Tổng thư ký Maulana Yusran cảnh báo rằng nếu Chính phủ cắt giảm mạnh các sự kiện và chuyến đi công vụ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ chịu thiệt hại đáng kể.

Theo nhiều nhà quan sát, việc cắt giảm ngân sách hạ tầng đặt ra bài toán khó cho Indonesia: làm sao cân bằng giữa tiết kiệm và duy trì đầu tư thiết yếu. Dù mục tiêu là tài trợ cho các chương trình xã hội quan trọng, chính phủ cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo các biện pháp thắt lưng buộc bụng không gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"
Thế giới 24h

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"

Với dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khẩu học tương tự như các nước phát triển. Để tránh nguy cơ trở thành những nền kinh tế “già” trước khi kịp “giàu”, họ phải hành động ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho thời điểm khi lợi tức nhân khẩu học mất dần và gánh nặng hỗ trợ dân số già trở nên không thể tránh khỏi.

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine
Thế giới 24h

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về gói viện trợ quân sự mới trị giá 30 tỷ euro (32 tỷ USD) cho Ukraine sau khi Hungary phủ quyết biện pháp này tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng châu Âu tại Brussels hôm 6.3. Bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ 26 thành viên EU khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chặn tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trì hoãn việc hỗ trợ thêm cho Kiev.