Huyền thoại Việt Nam - Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng

12 pho đại sách lưu danh 100.000 Anh hùng liệt sĩ thuộc Dự án Huyền thoại Việt Nam (với ba kỷ lục được xác lập: Kỷ lục Thế giới, Kỷ lục châu Á và Kỷ lục Việt Nam) từ lâu đã trở thành một trong những điều đặc biệt linh liêng tại chùa Ba Vàng.

Bộ sách thiêng và nhân duyên đặc biệt với chùa Ba Vàng

Nhà báo Đoàn Mạnh Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Trí thức và Phát triển khi có dịp đến thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào năm 2007, đã khởi nguồn suy rằng phải làm gì đó để lưu danh các Anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất, dân tộc ta mãi mãi trường tồn.

Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Nhà thờ Tổ chùa Ba Vàng - nơi lưu giữ, thờ phụng Bộ sách Huyền thoại Việt Nam

Suy nghĩ ấy luôn đau đáu trong ông suốt 7 năm ròng cùng đồng nghiệp ở Tạp chí dồn tâm sức hoàn thành Bộ sách “Huyền thoại Việt Nam”. Khi công việc cao quý ấy hoàn thành, nhà báo Đoàn Mạnh Phương cùng đồng nghiệp trăn trở tìm nơi lưu giữ và thờ phụng.

Trong cuộc gặp gỡ với Đại đức Thích Trúc Bảo Nghĩa năm 2014 tại chùa Ba Vàng, nhà báo Đoàn Mạnh Phương cùng đồng nghiệp đã được Đại đức dẫn đi tham quan và giới thiệu về ngôi chùa linh thiêng tọa lạc giữa lưng chừng núi Thàng Đẳng (phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khi đến nhà thờ Tổ, quan sát cấu trúc nơi đây, ông Phương đã thỉnh cầu Thầy Trụ trì – Đại đức Thích Trúc Thái Minh để được an vị lưu giữ các pho đại sách tại Nhà thờ Tổ của chùa.

Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Chùa Ba Vàng dành cả không gian  tầng 1 của Nhà thờ Tổ để an vị, thờ phụng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và 12 Pho đại sách lưu anh các Anh hùng liệt sĩ

Sau cuộc gặp gỡ đầy thiện duyên này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã rất nhanh chóng bố trí toàn bộ tầng một của Nhà thờ Tổ của chùa Ba Vàng làm nơi thờ phụng 10 pho đại sách (2 pho đại sách còn lại được bổ sung sau này). 10 pho đại sách Huyền thoại Việt Nam (sau này là 12 pho đại sách) được đặt tại nhà thờ Tổ chùa Ba Vàng như một nhân duyên được sắp đặt trước là vậy.

Quay ngược dòng thời gian, năm 2007, Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh được bổ xứ về chùa Ba Vàng và bắt đầu xây dựng chùa. Đến năm 2014, Công trình nhà thờ Tổ được khánh thành. Thật trùng hợp đúng vào năm 2007, cũng là thời điểm Tổng biên tập tạp chí Trí thức và Phát trẻ Đoàn Mạnh Phương bắt đầu khởi nguồn Dự án Huyền thoại Việt Nam - xây dựng 10 pho đại sách lưu danh Anh hùng liệt sĩ  và công trình này được hoàn thành cũng vào năm 2014.

Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Đại đức Thích Trúc Thái Minh; Tổng biên tập Tạp chí Trí thức và Phát triển Đoàn Mạnh Phương và các cựu chiến binh dâng hương, cầu siêu anh linh các Anh hùng liệt sĩ tại Nhà thờ Tổ

Khoảng một tuần sau khi 10 pho đại sách lưu danh các Anh hùng liệt sĩ đặt tại Nhà thờ Tổ chùa Ba Vàng thì doanh nhân Vũ Văn Hồng đến chiêm bái nơi đây. Ông đã phát tâm xin hỗ trợ phần tịnh tài với tâm hào sảng rộng lớn (2,7 tỷ đồng). Rất kỳ lạ, số tiền đang thiếu để xuất bản 10 pho đại sách Anh hùng liệt sĩ cũng là 2,7 tỷ đúng bằng số tịnh tài mà doanh nhân Vũ Văn Hồng đã cúng dường, không dư!

Có thể nói, 12 pho đại sách lưu danh các Anh hùng liệt sĩ chứa đựng rất nhiều nhân duyên đặc biệt như được sắp đặt trước với Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng như chùa Ba Vàng. Từ những nhân duyên đặc biệt này, giờ đây Nhân dân, Phật tử khắp nơi về chùa lễ Phật và khởi tâm tri ân Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nghĩa lớn - vì độc lập tự do của đất nước, của dân tộc.

Sơ lược về “Kho báu” lưu danh các Anh hùng liệt sĩ Việt Nam

Bộ công trình Huyền thoại Việt Nam với 12 pho sách khổ siêu đại, lưu danh các Anh hùng liệt sĩ là dự án đầy giá trị nhân văn do Tạp chí Trí thức và Phát triển thực hiện. Mỗi cuốn Đại sách có kích thước 1,0m x 0,7m x 0,25 - 0,35m; trọng lượng cuốn lớn nhất lên đến 500kg, lưu danh hơn 100 nghìn người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Mỗi cuốn được trang trọng lấy tên gắn liền với những chiến công của quân đội ta đã đi vào huyền thoại như: Huyền thoại Điện Biên, Huyền thoại Trường Sơn, Huyền thoại Thanh niên xung Phong Việt Nam; Huyền thoại Phú Quốc, Huyền thoại Côn Đảo, Huyền thoại Đường 9 - Khe Sanh anh hùng; Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị, Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, Huyền thoại Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không; Huyền thoại Người chiến sĩ tình nguyện, Huyền thoại thống nhất non sông, Huyền thoại mang màu cờ Tổ Quốc...

Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
 Pho đại sách Huyền thoại Điện Biên
Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Pho đại sách Huyền thoại Trường Sơn

Kết cấu của mỗi pho đại sách gồm hai phần: Phần một là những dữ liệu sự kiện lịch sử và những câu chuyện ghi chép từ các nhân chứng chiến tranh. Phần hai là danh sách các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh tại các địa danh.

12 pho đại sách là sự kết tinh công sức không quản ngày đêm, đi lại xa xôi... của Ban Biên tập Tạp chí Tri thức và Phát triển đến những địa danh, nơi thờ phụng các Anh hùng liệt sĩ để tra cứu, đối chiếu các dòng tên của hàng vạn chiến sĩ. Từ đó, kết tập vào những trang sách thiêng liêng.

 Những ý nghĩa đặc biệt của 12 pho đại sách

Bộ công trình xuất bản 12 pho đại sách “Huyền thoại Việt Nam” không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử truyền thống sâu sắc mà còn có giá trị thực tiễn là kho tàng lịch sử của dân tộc Việt Nam; góp phần giáo dục các thế hệ người Việt Nam thực hành về tứ trọng ân như Đức Phật chỉ dạy. Trong đó, có ân quốc gia xã tắc, biết ơn - đền ơn và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đối với những người có công với đất nước.

Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Huyền thoại Việt Nam – Bộ sách thiêng lưu danh các Anh hùng liệt sĩ tại Chùa Ba Vàng -0
Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng và Nhân dân, Phật tử dâng hương tưởng niệm Anh Linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai bậc hiền tài - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và các Anh hùng liệt sĩ

12 pho đại sách như là minh chứng thể hiện ý chí sắt đá, tinh thần kiên cường, đoàn kết anh dũng của quân và dân ta. Tên mỗi pho sách đều gắn liền với những địa danh, những anh hùng đã đi vào lịch sử với những chiến công hào hùng, oanh liệt của dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng lịch sử của dân tộc.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng viết trong thư gửi Chương trình Lưu danh và thờ phụng Anh hùng Liệt sĩ Việt Nam: “Trong thời điểm này, việc xuất bản, lưu danh các Anh hùng liệt sĩ và được đưa về phụng thờ trang trọng tại ngôi chùa có chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương thật vô cùng ý nghĩa. Cùng với những giá trị xuất bản có được ở các pho đại sách, ý nghĩa tâm linh thờ phụng người có công với dân tộc lại càng lay động lòng người, càng khơi gợi, nêu cao truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc ta”!

Từ cuộc hội ngộ duyên lành, 12 pho đại sách “Huyền thoại Việt Nam” lưu danh tên tuổi của các Anh hùng liệt sĩ được thờ phụng trang trọng trên núi thiêng Ba Vàng đã góp phần thắt chặt tình đạo Pháp - dân tộc, làm cho tình người thêm lớn, đạo lý tri ân, báo ân cũng được nhân rộng lên trong trái tim mỗi người con đất Việt.

Văn hóa

Đêm nhạc Phạm Duy "Đường tình ta đi"
Văn hóa - Thể thao

Đêm nhạc Phạm Duy "Đường tình ta đi"

Khán giả Đà Nẵng yêu mến nhạc sĩ Phạm Duy sẽ được hội ngộ với những giọng ca hàng đầu gắn liền với âm nhạc của ông như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trọng Bắc, Hoàng Trang - Nguyễn Đông, và người dẫn chuyện Nguyễn Hữu Chiến Thắng .

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"
Văn hóa

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"

Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Viên Hồng Quang phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu Phạm Long.

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa
Văn hóa

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa

Ngày 25.10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.