Huyện Thạch Thất, Hà Nội: Kỷ niệm 30 năm thành lập xã Thạch Hòa

Ngày 29.8, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thạch Hòa đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập xã và phát hành cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa (1945-2024)”.

Dự lễ kỷ niệm có: Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức; Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Minh Hồng; Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hồng cùng cán bộ, người lao động của xã và đông đảo người dân...

457226344_910128801302382_5117114903153870327_n.jpg -0
Quang cảnh lễ kỷ niệm

Ngày 29.8.1994, xã Thạch Hòa được thành lập trên vùng đất đồi gò, nằm ở phía Tây Nam huyện Thạch Thất. Sau khi được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội), huyện ủy Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo, thành lập tổ chức Đảng hai cấp, với 33 đảng viên, chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ xã, thành lập UBND xã lâm thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban chấp hành lâm thời các tổ chức chính trị - xã hội xã, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ ở địa phương.

Qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Hòa đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chú trọng đổi mới phương thức làm việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát, quyết liệt, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những kết quả quan trọng: tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng thu ngân sách trên địa bàn xã năm sau cao hơn năm trước. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, môi trường, giải phóng mặt bằng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ; đến nay trên 1.700ha (chiếm trên 90% diện tích quy hoạch) đã được giải phóng mặt bằng, bàn giao cho các dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã được đầu tư nâng cấp; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ giàu có, khá giả tăng cao, xã không còn có hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống 0,85%. Công tác xây dựng Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền, hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội trong sạch, vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên... Những kết quả đó đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước, Thủ đô và của huyện.

Đặc biệt, từ một mảnh đất đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt, không có thôn, làng truyền thống. Đến nay, xã Thạch Hòa đã có hơn 13.000 nhân khẩu, thu hút nhiều người dân ở các tỉnh, thành trong cả nước về làm ăn, sinh sống. Từ một Đảng bộ có 33 đảng viên, đến nay Đảng bộ xã đã có 10 Chi bộ, với tổng số 618 đảng viên, là tổ chức Đảng cơ sở có số đảng viên cao nhất Đảng bộ huyện.

Cũng tại buổi lễ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thạch Hòa đã phát hành cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa (1945 - 2024)” nhằm ghi lại những trang sử hào hùng cùng bước phát triển mạnh mẽ của quê hương.

Cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa (1945 - 2024)”
Cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa (1945 - 2024)”

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Lê Minh Đức chúc mừng, ghi nhận và biểu dương những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Hòa đã đạt được trong những năm qua. Đồng thời nhấn mạnh, trong những năm tới, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 80-KL/TW ngày 24.5.2024 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, huyện Thạch Thất được Trung ương và Thành phố định hướng quy hoạch là thành phố phía Tây của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao, hữu cơ, sinh thái….

Theo đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thất cần quyết tâm nhiều hơn nữa, tiếp tục đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch vùng và các phân khu đô thị; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với phát triển đồng bộ đô thị - nông thôn văn minh, hiện đại; củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân ở địa phương.

Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức phát biểu
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức phát biểu

Bí thư Huyện ủy Lê Minh Đức cũng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Hòa tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền; tiếp tục đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chuyển đổi số; thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7.8.2023 của Thành ủy Hà Nội về kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức, tư cách, trí tuệ, năng lực, tâm huyết và trách nhiệm, tạo được sự thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong Nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng hiệu quả, bền vững; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chú trọng, tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, môi trường, giải phóng mặt bằng, phòng cháy chữa cháy; đảm bảo an sinh xã hội; thường xuyên quan tâm, chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục, y tế; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh... tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Trên cơ sở nội dung cuốn sách “Lịch sử xã Thạch Hòa 1945- 2024”, Bí thư Huyện ủy đề nghị, Đảng ủy xã cần tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương, qua đó giúp cho cán bộ, Đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong xã nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực học tập, lao động và công tác, quyết tâm, chung sức, chung lòng cùng Đảng bộ và Nhân dân các xã, thị trấn trong huyện, xây dựng quê hương Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách này tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau gần 15 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, tỉnh Nam Định đã thực hiện, triển khai sâu rộng cuộc vận động (CVĐ) đến đông đảo tầng lớp nhân dân, từng bước thay đổi nhận thức, văn hoá tiêu dùng, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.