Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai

70 năm sau ngày giải phóng huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội), Đảng bộ, chính quyền và người dân trong huyện đã cùng nhau chung sức, đồng lòng, phấn đấu không ngừng nghỉ, góp phần xây dựng nên một Thạch Thất ngày nay phát triển, văn minh và hiện đại.

Phát triển kinh tế song song bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ngay sau khi Tổ quốc thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và TP. Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thất đã phát huy truyền thống quê hương văn hóa - anh hùng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát, quyết liệt, hướng về cơ sở; quan tâm, chú trọng giải quyết các việc khó, tồn tại, các vấn đề dân sinh bức xúc; tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai phát triển -0
Quang cảnh huyện Thạch Thất hôm nay. Nguồn: ITN

Cùng với đó, những người con của quê hương Thạch Thất đang công tác, học tập, lao động, sinh sống trên khắp mọi miền Tổ quốc và nước ngoài; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của huyện trong suốt chặng đường 70 năm qua. Tất cả những điều này đã góp phần giúp huyện Thạch Thấtvươn lên, đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô, đất nước.

Đến năm 2023, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 15,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng thu ngân sách đạt gần 1.400 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/người/năm.

Song song với việc phát triển kinh tế, huyện Thạch Thất cũng luôn chú trọng, quan chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với Cách mạng, chính sách đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ di chuyển được 70 hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang huyện; giải quyết được 16.528 trường hợp người có công; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; giải quyết chế độ trợ cấp đối với 13.306 trường hợp tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Toàn huyện cũng xây dựng được 254 căn nhà tình nghĩa, cải tạo sửa chữa Đền thờ liệt sĩ huyện, 3 nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, 2 nghĩa trang liệt sĩ cấp xã và 18 nhà bia tưởng niệm ở các xã, thị trấn, đây là việc làm ý nghĩa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Huyện cũng đã tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu xây sửa năm 2024, đã phê duyệt danh sách 50 hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ xây, sửa nhà theo Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 6.12.2023 của HĐND thành phố Hà Nội. Trong đó, 35 hộ đủ điều kiện hỗ trợ xây mới, 15 hộ đủ điều kiện hỗ trợ sửa chữa; dự kiến 6 tháng khởi công xây mới 27 nhà, sửa chữa 12 nhà, đến 31.8.2024 sẽ hoàn thành công tác xây, sửa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, đề nghị gia hạn thẻ BHYT cho hơn 3.700 đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của toàn huyện là việc thực hiện hiệu quả, đồng bộcácChương trình mục tiêu Quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Trải qua hơn 10 năm, huyện Thạch Thất luôn được coi là điểm sáng trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện luôn tăng trưởng ổn định; các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện tiếp tục được nâng lên. 

Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai phát triển -0
Ban chỉ đạo NTM huyện Thạch Thất kiểm tra thực tế các công trình trên địa bàn xã Hương Ngải. Nguồn: ITN

Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết: sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2020, huyện tiếp tục tập trung cho mục tiêu xây dựng các xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó, 3 xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là xã Hạ Bằng, Đồng Trúc và 2 xã Phùng Xá, Lại Thượng đạt chuẩn NTM nâng cao. Bên cạnh đó, từng bước xây dựng xã Phú Kim, Kim Quan đạt tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2025; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đáp ứng các nội dung, mức độ đạt chuẩn theo quy định. 

6 tháng đầu năm 2024, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa, phát huy tinh thần toàn dân chung tay xây dựng NTM với hơn 14 tỷ đồng và trên 26.000 ngày công; đồng thời, tập trung chỉ đạo tổ chức rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch với lộ trình cụ thể để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Lại Thượng, Phùng Xá đạt chuẩn NTM nâng cao; xã Đông Trúc, Hạ Bằng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024. Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND huyện thường xuyên giao ban chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã tập trung thực hiện các tiêu chí; chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo kế hoạch.

Thực tế, trong tháng 6 vừa qua, đoàn thẩm định của TP. Hà Nội đã khảo sát thực tế và thẩm định hồ sơ, mức độ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đối với xã Đông Trúc và xã Hạ Bằng. Kết quả, xã Đông Trúc đủ điều kiện đề nghị UBND thành phố xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên 3 lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Xã Hạ Bằng đủ điều kiện đề nghị UBND Thành phố xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực: y tế, giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị công nhận 2 xã: Đồng Trúc, Hạ Bằng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và đánh giá công nhận 2 xã: Lại Thượng, Phùng Xá đạt chuẩn NTM nâng cao; duy trì, phát triển các tuyến đường nở hoa, tranh tường bích hoạ, trồng bổ sung cây xanh trên các tuyến đường liên xã, liên thôn.

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.