Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền phục vụ Nhân dân

Trong đó, thành phố cần hoàn thiện mô hình quản trị Thủ đô hiệu quả, hiện đại, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Đặc biệt là khẩn trương xây dựng và phát triển Thủ đô theo quy hoạch Thủ đô và quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh; cảnh quan trung tâm; phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của thành phố (theo khoản 1 Điều 17, Luật Thủ đô).

Nêu quan điểm về việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện luật Thủ đô năm 2024, GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng, chính quyền địa phương nói chung, chính quyền Thủ đô nói riêng là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

m3.jpg
GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: V.A

Vì thế, xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô không thể tách rời với các định hướng tổng thể xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng chính quyền Thủ đô là xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân.

Theo GS.TS Trần Ngọc Đường: Luật Thủ đô năm 2024 đã xác định Thủ đô Hà Nội là “đô thị loại đặc biệt” là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia” và là “trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước” (Khoản 2 Điều 2). Theo đó, một trong những nội dung cơ bản của Luật Thủ đô là quy định các cơ chế đặc thù dành cho Thủ đô.

Vì vậy, nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa của HĐND và UBND các cấp, nhất là cấp thành phố đối với các cơ chế đặc thù dành cho Thủ đô phù hợp với từng cấp chính quyền Thủ đô là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Theo đó, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền giữa cấp chính quyền thành phố với chính quyền cấp quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố giữa chính quyền quận, thị xã thành phố thuộc thành phố với chính quyền phường, xã trong việc tổ chức và thực hiện các chính sách, đặc thù theo đúng quy định về phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND (Điều 14).

Cùng với đó, nâng cao chất lượng thể chế những chính sách mới của Luật Thủ đô, đặc biệt là các chính sách mới trong sử dụng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ, công chức; trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; trong huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình lập pháp, lập quy theo hướng chặt chẽ, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng kỹ thuật lập pháp tiến bộ trong soạn thảo; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân, tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành Luật Thủ đô, đặc biệt gắn kết với quá trình thể chế chính sách mới của Luật Thủ đô…

GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; trọng tâm là các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư và các thủ tục khác.

Xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử, chính quyền số

Nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô theo các quy định mới của Luật Thủ đô, GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng: Cần cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp của chính quyền Thủ đô theo hướng sắp xếp lại bộ máy trên cơ sở phân định rõ hơn tổ chức của mỗi cấp chính quyền.

Bên cạnh đó, khuyến khích sáp nhập và tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp của chính quyền Thủ đô ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực ở đô thị.

f5e1a6b0-ed0e-47be-9f5b-36e06e5c68a0.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: V.A

Song song với đó, tiếp tục triển khai rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan đơn vị, giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; bảo đảm nguyên tắc một tổ chức có thể đảm nhận nhiều việc nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính;Xây dựng cơ chế, chính sách kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân cấp của các cấp chính quyền Thủ đô.

Đổi mới phương thức làm việc và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động của Nhà nước.

Một nhiệm vụ khác cần thực hiện là cải cách chế độ công vụ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của chính quyền Thủ đô chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức của các cấp chính quyền Thủ đô. Thể chế hóa cơ chế quản lý, chế độ chính sách mới đối với việc tuyển dụng, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được Luật Thủ đô quy định; có cơ chế chính sách ưu đãi để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc phát hiện, thu hút, trọng dụng người có tài và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; đặc biệt đối với các lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh và bền vững ở địa bàn Thủ đô.

GS.TS Trần Ngọc Đường cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện mô hình quản trị Thủ đô hiệu quả, hiện đại, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử, chính quyền số vận hành thông suốt hệ thống thông tin một cách thông minh nhằm tạo ra tri thức và thông tin mới trong hoạt động quản lý và điều hành của các cơ quan đơn vị, trong mối quan hệ tương tác giữa chính quyền và công dân, giữa các đơn vị và các cấp chính quyền Thủ đô…

Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Trên đường phát triển

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ là một chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời đã được huyện thực hiện có hiệu quả, giúp người nghèo “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

 Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trên đường phát triển

Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Huyện Phú Lương đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.