Đại Từ, Thái Nguyên:

Huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), huyện Đại Từ đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Kinh tế - xã hội có bước chuyển dịch rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Với quyết tâm chính trị cao và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành linh hoạt, kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, cùng tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù sáng tạo, vượt khó trong lao động, sản xuất và công tác của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Từ phát triển ổn định, tạo bứt phá cho những bước tiến nhanh, mạnh và bền vững của huyện nhà trong chặng đường mới.

Trên lĩnh vực phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tổng sản lượng lương thực năm 2024 ước đạt ước đạt 70.605 tấn/70.800 tấn, đạt 99,72% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển các cây trồng có thế mạnh như cây chè; Tổng diện tích chè trên địa bàn huyện là 6.598,6ha, diện tích chè kinh doanh là 6.215ha, diện tích chè giống mới là 5.300ha, diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đạt 1.851 ha chiếm 52,89% diện tích sản xuất tập trung.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong năm 2024 với mục tiêu phấn đấu có thêm 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện Đại Từ đạt huyện nông thôn mới nâng cao. Đến nay, xã Vạn Thọ đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt xã NTM nâng cao năm 2024; triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; kế hoạch phát động đợt thi đua “Đại Từ quyết tâm, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao” năm 2024; tổ chức tổng kết đợt thi đua cao điểm “Đại Từ quyết tâm, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới” năm 2023; phát động đợt thi đua “Đại Từ quyết tâm, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao” năm 2024 và tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “mở rộng đường xóm 6m”.

Trong năm, cấp ủy cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác lập, rà soát, điều chỉnh, quản lý triển khai thực hiện 33 đồ án quy hoạch. Kết quả đã phê duyệt 11 đồ án, trong đó: UBND tỉnh phê duyệt 1 đồ án (đô thị Cù Vân); UBND huyện phê duyệt 9 đồ án (Khu Trung tâm thị trấn Quân Chu; Trung tâm xã An Khánh; Khu trung tâm xã Phục Linh; Khu trung tâm xã Tân Linh; Khu dân cư, TĐC xóm Gốc Mít, xã Tân Thái; Khu dân cư NTM xóm Gốc Mít, xã Tân Thái; Nghĩa trang Tân Thái; Điều chỉnh quy hoạch Khu dân cư Đồng Trũng, thị trấn Hùng Sơn; Điều chỉnh QH chi tiết xây dựng Khu đô thị Hoàng Gia, thị trấn Hùng Sơn; Điều chỉnh Trung tâm xã Văn Yên; Điểm du lịch xã La Bằng); đang tiếp tục thực hiện 22 đồ án quy hoạch.

Cùng đó, quan tâm chỉ đạo công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn huyện. Chỉ đạo thực hiện đối thoại, tuyên truyền vận động, cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định. Triển khai công tác GPMB dự án Cụm công nghiệp Quân Chu và dự án xử lý sạt lở cấp bách sông, suối tỉnh Thái Nguyên tại địa phận xã Tiên Hội.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được đẩy mạnh. Huyện chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2024 - 2025 gắn với rà soát, sắp xếp lại các trường, lớp học, đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và các chương trình y tế quốc gia được duy trì thực hiện tốt. Các cấp, các ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tình hình dân tộc, tôn giáo cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn định.

daitu.jpg
Thành quả quan trọng năm qua hứa hẹn bước phát triển đột phá của Đại Từ
trong thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đại Từ Nguyễn Mạnh Hoạt cho biết: Những mục tiêu huyện Đại Từ đang hướng đến trong giai đoạn tới xác định cần phải có quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong toàn huyện. Trong đó, huyện xác định trước hết tập trung phát huy nguồn nội lực của địa phương. Đồng thời, đổi mới nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành, thành phần phù hợp với tình hình thực tiễn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, coi đây là khâu trọng yếu để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển nhanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo việc làm, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng NTM. Đổi mới hoạt động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất những lĩnh vực ưu tiên của huyện; khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tranh thủ tối đa các nguồn lực của TƯ, của tỉnh, huy động các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng.

Triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Mở rộng liên kết với các huyện trong, ngoài tỉnh, hình thành các tour, tuyến du lịch. Triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích các hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Thực hiện tốt nhiệm vụ QP - QSĐP và đảm bảo giữ vững ANCT - TTATXH gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện... Đó chính là cơ sở để huyện tiếp tục tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH giai đoạn tới.

Có thể nói những thành quả đạt được như trên sẽ là nền tảng vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đại Từ tự tin trên hành trình xây dựng và phát triển quê hương, tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bứt phá đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ
Địa phương

Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.