Hướng tới "Tam nông xanh"

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xanh, hướng tới xây dựng "Tam nông xanh"...

Cho vay hơn 40.000 "mô hình xanh"

Xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm với dư nợ cho vay chiếm gần 65% tổng dư nợ nền kinh tế, Agribank nhận định thúc đẩy tăng trưởng xanh hiệu quả chính là thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững. Agribank đã chủ động đồng hành tư vấn sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp và cấp tín dụng linh hoạt đối với hộ nông dân và doanh nghiệp áp dụng mô hình nông nghiệp xanh, sạch, chất lượng cao tại các địa phương.

Năm 2016, Agribank bắt đầu triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ "nông nghiệp sạch" với quy mô vốn không hạn chế, ban đầu là 50.000 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Agribank, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã và đang hình thành trên khắp mọi vùng, miền của đất nước, như mô hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), cá tra (An Giang), chăn nuôi lợn (Hà Nam), mía (Khánh Hòa), ngô (Sơn La)…, tạo được sự đồng thuận cao giữa doanh nghiệp và người dân.

Đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank đạt gần 30.000 tỷ đồng, tài trợ vốn xanh cho hơn 42.000 khách hàng hiện hữu. Trong đó, các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; lâm nghiệp bền vững và nông nghiệp xanh. Điển hình, dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ tín dụng xanh; tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp bền vững với dư nợ hơn 6.800 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ tín dụng xanh và lĩnh vực chủ lực thứ ba là nông nghiệp xanh với dư nợ hơn 5.800 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng dư nợ tín dụng xanh.

Agribank luôn dành ưu đãi cho các mô hình nông nghiệp xanh, sạch. Ảnh: Agribank

Agribank luôn dành ưu đãi cho các mô hình nông nghiệp xanh, sạch. Ảnh: Agribank

Nhiều năm liền, Agribank dành nguồn vốn ưu đãi tài trợ các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xanh; đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện thành công các dự án xanh mang lại nguồn lợi cho đất nước, hướng đến phát triển bền vững. Agribank ưu tiên cấp tín dụng tài trợ các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo như dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện nhỏ. Những dự án này không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới mục tiêu Net Zero của Chính phủ mà còn tạo động lực phát triển kinh tế xanh tại địa phương.

Cùng với đó, Agribank đã dành nguồn vốn ưu đãi khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất, giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động tiêu cực tới môi trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Với sự hỗ trợ của Agribank, nhiều khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP được vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoặc tối đa 80% tổng mức đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ lực cho vay phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

Với vị thế của nhà đầu tư chính cho "Tam nông", Agribank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng, giao nhiệm vụ là ngân hàng chủ lực triển khai cho vay Đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn thí điểm từ nay đến hết năm 2025 và tiếp tục triển khai chương trình đến hết năm 2030. Ngân hàng sẽ giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn của tất cả các khâu (sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ) trong liên kết lúa gạo, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp xanh, bền vững…

Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, cuối năm 2024, Agribank chính thức triển khai chương trình cho vay Tín dụng xanh dành cho cá nhân vay vốn sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm có nhãn sinh thái, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển điện mặt trời tự tiêu thụ... có quy mô 10.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Chương trình mở ra cơ hội để các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được vốn giá rẻ phát triển các mô hình kinh tế xanh, thân thiện với môi trường ngay từ bước đầu triển khai phương án sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc tập trung vào tín dụng xanh, tích cực chuyển đổi số là một bước đi nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Agribank nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động ngân hàng. Agribank đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ thông tin để thúc đẩy các giao dịch số, đơn giản hóa thủ tục để giảm tiêu thụ tài nguyên và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Với trách nhiệm xã hội của mình, Agribank đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong năm qua, chương trình đã chia sẻ, lan tỏa nhiều câu chuyện làm kinh tế xanh của bà con nông hộ, các chủ doanh nghiệp trên cả nước với những ý tưởng ấn tượng và mong mỏi phát triển kinh tế xanh... Sự cống hiến cho cộng đồng của Agribank được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s chấm điểm tín dụng ESG (CIS) ở mức CIS 2; ông Swami Venkataraman - Giám đốc toàn cầu phụ trách tài chính bền vững và các chuyên gia cao cấp của Moody’s Ratings đánh giá, đây là mức điểm cao so với các ngân hàng thương mại trên thế giới có cùng kết quả xếp hạng tín nhiệm từ Moody’s.

Những bước đi chiến lược và hoạt động thực tế của Agribank trong năm 2024 là nền tảng tiếp tục đầu tư thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững trong năm 2025. Agribank sẽ tiếp tục chủ động hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xanh của Đảng và Nhà nước, cùng ngành ngân hàng khẳng định vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia.

Hiện, Agribank là ngân hàng duy nhất trở thành đối tác chính thức của Chính phủ Luxembourg trong triển khai các dự án tài chính về thích ứng và chống chịu với biển đổi khí hậu, thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và tăng tiếp cận tài chính nhằm phát triển sinh kế cho người dân gắn với phát triển kinh tế bền vững tại thành phố Huế.

Đời sống

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử
Đời sống

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (thuộc Cục An toàn thông tin) đã phát hiện 72 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Trong đó, phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.

Những cơ hội cuối trúng vàng, trúng xe Mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Những cơ hội cuối trúng vàng, trúng xe Mùa vàng thắng lớn 2024

Liên tục trong những ngày đầu năm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục trao nhiều xe máy, nhẫn vàng cho bà con nông dân trúng giải từ chương trình Mùa vàng thắng lớn 2024. Những phần thưởng giá trị này là niềm vui bất ngờ, đồng thời đánh dấu khởi đầu thuận lợi, hứa hẹn một năm thịnh vượng của bà con mọi miền. Đặc biệt, chương trình vẫn kéo dài tới hết tháng 2 năm nay với nhiều cơ hội cho nhiều bà con được mùa, được trúng.

Những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ
Đời sống

Những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ

Sau những việc làm ý nghĩa, nhân văn, những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ rất ý nghĩa, tiếp thêm sức mạnh để mỗi cán bộ, chiến sĩ tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.

Hà Nội Metro phát triển mạng lưới giao thông xanh cho Thủ đô
Đời sống

Hà Nội Metro phát triển mạng lưới giao thông xanh cho Thủ đô

Ngày 19.2, Hà Nội Metro đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty thuộc hệ sinh thái giao thông xanh gồm Xanh SM, VinBus, FGF và V-Green để cùng phát triển mô hình giao thông công cộng thuần điện. Đặc biệt, với sự tích hợp từ các bên, lần đầu tiên một mạng lưới di chuyển xanh sẽ được kết nối liền lạc và thông minh trên một ứng dụng duy nhất, mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dùng.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm
Đời sống

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm

Thời gian này, để “đối phó” với những khó chịu, phiền toái do thời tiết nồm ẩm gây ra khiến nhu cầu sử dụng các loại thiết bị điện như máy sấy quần áo, máy hút ẩm... tăng cao . Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng các thiết bị này không đúng cách hoặc mua phải loại kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ...

Sáng 17/2, rất đông doanh nghiệp và người lao động đến Sàn Trung tâm để tuyển dụng và tìm việc làm phù hợp. Ảnh: Trần Oanh
Đời sống

71.500 cơ hội việc làm được giới thiệu tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến

Ngày 17.2, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố": Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hải Dương, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Nam Định. Hàng nghìn cơ hội việc làm đã được kết nối.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình phù hợp
Xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình phù hợp

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Hộ ông Kim Văn Chưởng, xã Lãng Công, huyện Sông Lô (trong diện tái định cư do có tuyến đường dây 500kV đi qua) trình bày nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc
Đời sống

Chính quyền và người dân đồng lòng vào cuộc

Với tính cấp bách của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động Nhân dân ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với EVN quyết liệt triển khai các công việc liên quan nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án.

Cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Xã hội

Vượt khó, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt 20% lực lượng lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 96,2% dân số; thu đạt và vượt 1 - 2% kế hoạch... Ngay từ những tháng đầu năm, ngành BHXH tỉnh Lai Châu đã chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đưa chỉ tiêu phát triển người tham gia BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.