ĐỒNG NAI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GẮN MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tình trạng thâm dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp đã giảm, hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất tăng. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt 45,5%; ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng gần 59.754ha, chiếm gần 31,27% tổng diện tích cây trồng chủ lực của tỉnh. Hơn 1.400ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn cả về kinh tế và môi trường.

ảnh bài 1.jpg
Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững Đồng Nai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị. Nguồn: ITN

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều. Có những mô hình cho thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Anh Vương Thành Nam (TP. Long Khánh) là chủ vườn măng cụt rộng gần 1ha. Vườn cây này đã được ba anh trồng từ năm 1998. Cách đây 5 năm, từ phương thức canh tác truyền thống sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, anh Nam đã chuyển đổi phương pháp sang giảm hóa chất, thuần hữu cơ. Cũng bởi vậy, thảm cỏ xanh mướt trong vườn măng cụt của anh Nam không đơn giản chỉ là cỏ dại, mà còn có tác dụng giữ ẩm cho đất, giúp tiết kiệm lượng đáng kể nước tưới cho cây. Trong vườn, anh Nam còn lắp đặt hệ thống tưới tự động, tính toán lượng nước vừa đủ, tránh lãng phí.

Cứ thế, vào mùa nắng cỏ được giữ lại, phủ xanh bề mặt đất trong vườn. Trước và sau mùa mưa, cỏ được phát sạch đi giúp bề mặt đất thông thoáng, thoát nước tốt, đồng thời cỏ hoai mục sẽ thành lớp mùn làm đất tơi xốp, tốt cho cây trồng.

60ha cây trồng ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm

Đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhân rộng. Tính đến đầu tháng 3.2024, toàn tỉnh có gần 60ha cây trồng trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, tăng hàng nghìn ha so với cùng kỳ năm 2023.

Đây là giải pháp hữu hiệu giúp sử dụng tiết kiệm và nguồn nước tưới, đặc biệt là nguồn nước ngầm trong mùa khô. Hiện nay có nhiều công nghệ, giải pháp tưới nước tiết kiệm, trong đó nổi bật là giải pháp tưới phun xung quanh hoặc tưới nhỏ giọt trực tiếp vào gốc cây... Điểm nổi bật của các công nghệ này là nước được cung cấp trực tiếp tới gốc cây, giúp cây dễ dàng hấp thụ, hạn chế thất thoát, bốc hơi. Ngoài ra, mô hình này cũng giúp giảm bớt chi phí công lao động. Đặc biệt, với mô hình này, nông dân hòa phân bón lẫn vào nước sau đó tưới trực tiếp cho cây trồng giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng phân bón rơi vãi, gây lãng phí.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, nông dân trồng ngô chủ yếu áp dụng tưới tràn gây lãng phí nước. Vụ vừa qua, 2 xã Xuân Phú và Xuân Thọ đã thử nghiệm mô hình lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm để trồng ngô giúp giảm lượng nước tưới, tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, công nghệ tưới tiết kiệm với phân bón được hòa tan trong nước giúp giảm hao hụt phân bón, giảm nhân công, giảm những tác hại đến cây ngô do việc bón phân trực tiếp vào cây. Mô hình này đã cho hiệu quả bước đầu và đang tiếp tục được thử nghiệm để làm mô hình điểm, từ đó nhân rộng ra cho nông dân.

Nhiều nông dân còn có những giải pháp tiết kiệm nước tưới hiệu quả trong mùa khô hạn. Ông Đỗ Vĩnh Thụy, nông dân trồng sầu riêng tại xã Xuân Định cho hay, ứng dụng tưới tiết kiệm và tưới đúng cách rất quan trọng. Ông đã áp dụng giải pháp tưới nước vào ban đêm cho vườn sầu riêng, vừa đảm bảo nguồn nước tưới, vừa hạn chế tình trạng hao phí nước bị bốc hơi khi trời nắng; giúp cây trồng hấp thụ được đầy đủ nước tưới đồng thời bảo vệ cây trồng không bị sốc nhiệt khi tưới nước trong trời nắng gắt. Nhờ đó, cây sầu riêng của gia đình ông vẫn sinh trưởng tốt, không xảy ra hiện tượng khô bông hay rụng trái non như một số nhà vườn khác.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giai đoạn 2008 - 2021, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi gần 5,3 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả. Cụ thể, năm 2022, tỉnh chuyển đổi hơn 1,9 nghìn ha; năm 2023, chuyển đổi hơn 1,6 nghìn ha.

Năm 2024, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi hơn 2.000ha đất lúa kém hiệu quả, không đảm bảo đủ nước tưới, năng suất thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây hàng năm, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Lâm Sinh cho biết, để sử dụng đất hiệu quả khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp. Theo kế hoạch, mỗi năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có các chương trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quy trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo nhân rộng những mô hình hiệu quả. Giới thiệu, hỗ trợ nông dân ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng.

Địa phương

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.