Hướng đến trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

Để thực hiện khát vọng đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt Danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với 55 dự án có quy mô lớn, tính lan tỏa cao. Điển hình, lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo, mục tiêu xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của cả nước. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư xây dựng khu dịch vụ hỗn hợp khách sạn thương mại dịch vụ cao cấp, cơ sở du lịch đặc thù, khác biệt có tính cạnh tranh cao…

Đó là chia sẻ củaPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh TRẦN QUỐC NAM trước thềm Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Du lịch -  điểm đến đặc biệt hấp dẫn

- Thưa ông, Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp... Xin ông nói rõ hơn về quan điểm phát triển này?

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam

- Trong bối cảnh và xu hướng phát triển của cả nước và thế giới, quá trình phát triển nhanh gắn liền với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp hướng tới đưa phát thải ròng bằng “0” là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, đã được Thủ tướng Chính phủ cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, COP28 quyết tâm Việt Nam NET ZERO vào năm 2050…

Với quan điểm phát triển đó, Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể. Điển hình, đối với lĩnh vực nông nghiệp: tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chủ động thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… có năng suất và tính cạnh tranh cao.Đối với lĩnh vực công nghiệp: tập trung chuyển đổi năng lượng xanh, khai thác năng lượng tái tạo, phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, thủy điện tích năng, nguồn năng lượng mới (hydro, thủy triều, sinh khối…). Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ (tự sản, tự tiêu)...

- Thúc đẩy phát triển du lịch để Ninh Thuận trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, cả nước và quốc tế, Quy hoạch tỉnh xác định phương án phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này như thế nào, thưa ông?

- Quy hoạch tỉnh xác định Du lịch là 1 trong 5 trụ cột đột phá phát triển của Ninh Thuận trong giai đoạn tới, phấn đấu đến năm 2030, du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh. Du lịch Ninh Thuận trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao so với khu vực và cả nước. Phát triển theo hướng “Bền vững - Chất lượng cao - Độc đáo”; vừa phát triển du lịch truyền thống, vừa tạo dựng các loại hình mới,độc đáo về khí hậu, khám phá sáng tạo là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao đối với các khu vực trong nước và quốc tế; khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch hiện có và biến những hạn chế thành tiềm năng du lịch khác biệt; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ.

Phát triển tập trung vào các khu vực dọc theo dải ven biển làm động lực với các lợi thế tiềm năng hiện có như vịnh, bãi tắm. Bên cạnh đó, ưu tiên chú trọng các khu vực đặc thù khác như: các cồn cát, khu vực sản xuất muối theo định hướng sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, khác biệt. Tạo dựng các liên kết phát triển du lịch nội vùng và liên vùng, đặc biệt là liên kết giữa Nha Trang - Đà Lạt - Ninh Thuận,trong đó phát triển Ninh Thuận là một trong những điểm đến quan trọng trong vùng.

55 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư quy mô lớn, tính lan tỏa cao

- Xin ông chia sẻ về định hướng công tác thu hút đầu tư của tỉnh được xác định trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

- Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, Quy hoạch tỉnh xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn vốn của từng thời kỳ. Để thực hiện khát vọng đến năm 2025, Ninh Thuận là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước; đến năm 2030, trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; đến năm 2045, trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt Danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với 55 dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao.

Vịnh Vĩnh hy được mệnh danh là thiên đường biển xanh màu ngọc bích Ninh Thuận
Vịnh Vĩnh Hy được mệnh danh là thiên đường biển xanh màu ngọc bích Ninh Thuận

Điển hình, lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo: mục tiêu xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của cả nước, với hệ thống các nhà máy năng lượng tái tạo đã đi vào hoạt động và đang triển khai xây dựng. Trong đó, một số dự án lớn đang triển khai như: Tổ hợp điện khí LNG Cà Ná giai đoạn 1 - 1.500MW; nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái 1.200MW; dự án nhà máy thủy điện tích năng Phước Hòa 1.200MW. Phát triển nguồn năng lượng Hydrogen xanh từ việc sử dụng năng lượng tự tiêu, năng lượng tái tạo tại chỗ hướng đến ngành công nghiệp xanh phù hợp với cam kết tại COP26.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch: ưu tiên thu hút các nhà đầu tư xây dựng khu dịch vụ hỗn hợp khách sạn thương mại dịch vụ cao cấp, cơ sở du lịch đặc thù, khác biệt có tính cạnh tranh cao như: du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn, các khu du lịch chuyên đua mô tô địa hình trên cát, dù lượn, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng chăm sóc sức khỏe... để hình thành các sản phẩm du lịch…

- Một nội dung quan trọngtrong tầm nhìn đến năm 2050 được xác định trong Quy hoạch tỉnh là đề ra chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên. Đây là điều người dân đặc biệt quan tâm và cũng chính là đích đến trong mọi hoạt động của chính quyền, thưa ông?

- Chỉ số phát triển con người là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận định hướng phấn đấu đến năm 2030, chỉ số HDI bằng mức trung bình cả nước và đến năm 2050 đạt từ 0,8 trở lên. 

Chỉ số HDI của tỉnh hiện nay vẫn còn thấp so với cả nước (năm 2022 tỉnh đạt 0,683 trong khi đó cả nước đạt 0,737). Để phn đấu nâng cao chỉ số HDI trong thời gian tới, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10.1.2022 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch tỉnh cũng xác định giải pháp thực hiện, trong đó tập trung: phát huy tối đa yếu tố con người; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động, triển khai đào tạo theo hình thức đặt hàng…

- Xin cảm ơn Ông!

Địa phương

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
Địa phương

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, các cấp ủy Đảng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ về công tác quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.

Dự án hỗ trợ cho 390 hộ dân khó khăn và 11 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện U Minh với số tiền 1,8 tỉ đồng
Trên đường phát triển

Hỗ trợ người dân U Minh trước thiệt hại của hạn hán năm 2024

Trước những thiệt hại do hạn hán năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) đã triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh