Thành phố Hải Phòng

Hướng đến trung tâm kinh tế hiện đại, cảng biển tầm cỡ khu vực

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng thách thức 12,5%, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế cả nước đạt trên 8% trong năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, thành phố Hải Phòng nhận định cần tập trung cao cho công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp. Trọng tâm vào 6 nhóm giải pháp, hướng đến trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, công nghiệp phát triển, cảng biển tầm cỡ khu vực.

2-2318.jpg
Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 7.2025 (tháng 2) của thành phố. Ảnh: Đàm Thanh

Đó là nhấn mạnh của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 7.2025 (tháng 2), về mục tiêu, phương hướng, giải pháp của thành phố thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5.2.2025 của Chính phủ.

Cao nhất trong 5 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước

Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả nước đạt từ 8% trở lên trong năm 2025. Trong đó, giao cho thành phố Hải Phòng tăng trưởng 12,5%. Mức tăng trưởng này thống nhất với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 mà Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã xác định, thông qua ngay từ tháng 12.2024.

Qua so sánh, chỉ tiêu tăng trưởng giao cho Hải Phòng trong Nghị quyết số 25/NQ-CP: gấp trên 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước; cao nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng; cao nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương; cao nhất trong 5 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước (gồm TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hải Phòng); xếp thứ 3 cả nước sau Bắc Giang là 13,6% và Ninh Thuận là 13%. Điều này thể hiện sự nhìn nhận và kỳ vọng rất lớn của Trung ương đối với thành phố Hải Phòng - một cực tăng trưởng quan trọng không chỉ của miền Bắc mà còn của cả nước.

Có thể thấy, mục tiêu tăng trưởng 12,5% thực sự là thách thức đối với Hải Phòng, bởi quy mô nền kinh tế thành phố từ năm 2023 trở lại đây đã vươn từ thứ 6 lên thứ 5 của cả nước, năm 2024 ước đạt khoảng 446 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,3 tỷ đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác của năm 2025 cũng được xây dựng ở mức cao, như: GRDP bình quân đầu người đạt gần 9.500 đô la Mỹ; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,5 tỷ đô la Mỹ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) là 17%; thu ngân sách nhà nước đạt trên 118 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 37 tỷ đô la Mỹ.

Giao nhiệm vụ cụ thể đến từng lãnh đạo

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng rất cao trên, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú, tháng 12.2024, UBND thành phố đã chỉ đạo xây dựng Quyết định giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến từng đơn vị, địa phương; đồng thời, tổ chức Hội nghị quán triệt và thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Ngày 20.1.2025, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 03 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố năm 2025.

s1.jpg
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú thông tin tại Hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Ban Cán sự Đảng UBND thành phố cũng đã báo cáo và Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức họp, ban hành Văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2025. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng lãnh đạo UBND, lãnh đạo sở, ban, ngành thành phố để triển khai thực hiện. Lãnh đạo UBND thành phố đã họp, ban hành Thông báo kết luận số 42 ngày 10.2.2025, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng tháng, từng quý, báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện.

Hướng đến trung tâm kinh tế hiện đại, cảng biển tầm cỡ khu vực

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú thông tin thêm: để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, thành phố Hải Phòng nhận định cần tập trung cao cho công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp, trọng tâm vào 6 nhóm giải pháp.

Trước hết, thành phố sẽ tập trung cao cho công tác xây dựng, thi hành hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách: hoàn thành hồ sơ xây dựng Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù, phấn đấu hoàn thành trình Quốc hội trong quý II.2025. Hoàn thành Đề án và trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng trong năm 2025.

Nhóm giải pháp thứ hai là tăng tốc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại. Để thực hiện các nhiệm vụ này, thành phố cần huy động tối đa các nguồn lực đầu tư. Theo tính toán của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 12,5%, thành phố cần khoảng 240 - 250 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư dự kiến thực hiện trong năm để tập trung theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Nhóm giải pháp thứ ba là hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng số. Theo đó, sẽ trình phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch quan trọng của thành phố trong năm 2025 như: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; Quy hoạch chung xây dựng thành phố; nhiệm vụ Quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển phía Nam. Đầu tư một số công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế mới.... Triển khai trợ lý ảo cho cán bộ, công chức và người dân. Triển khai nền tảng phân tích xử lý dữ liệu tổng hợp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ ra quyết định.

Nhóm giải pháp thứ 4 là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Ban Thường vụ Thành ủy vừa ban hành Nghị quyết số 17 ngày 31.12.2024 về thu hút, trọng dụng nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là cơ sở rất quan trọng để UBND thành phố nghiên cứu, trình HĐND thành phố các cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể thu hút nhân tài.

Cùng với đó, triển khai hiệu quả Đề án Xây dựng Trường đại học Hải Phòng hướng tới mục tiêu là Đại học vùng vào năm 2045. Hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải Phòng trong năm 2025. Hoàn thành Đề án xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ biển trong năm 2025.

Nhóm giải pháp thứ 5 là tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 gắn với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Phấn đấu đến 31.1.2026, giải ngân đạt 95% kế hoạch vốn được giao.

Nhóm giải pháp thứ 6 là, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, tăng cường liên kết vùng; củng cố quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

“Với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên, thành phố Hải Phòng hướng đến trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, công nghiệp phát triển, cảng biển tầm cỡ khu vực, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế cả nước đạt trên 8% trong năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 25 của Chính phủ” - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú nhấn mạnh.

Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều kết quả tích cực, bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, thu hồi tài sản thất thoát, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, góp phần siết chặt kỷ cương, củng cố niềm tin Nhân dân.

Quy trách nhiệm người đứng đầu với phương châm “5 rõ”
Hoạt động chính quyền

Quy trách nhiệm người đứng đầu với phương châm “5 rõ”

Để đạt mục tiêu đến ngày 31.8.2025, hoàn thành 9.052 căn nhà (xây mới 4.713 căn, sửa chữa 4.339 căn), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, nhất là chủ động rà soát các vấn đề liên quan đến thủ tục đất đai và giải quyết khó khăn cho người dân; rà soát, xác định rõ từng nguồn vốn đối với từng đối tượng, chủ động đề xuất đeo bám để bảo đảm nguồn lực thực hiện… Đồng thời, quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”.