Hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống trí tuệ nhân tạo, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Mục tiêu của tài liệu hướng dẫn nhằm thúc đẩy: sự quan tâm của các bên liên quan trong việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng trí tuệ nhân tạo (TTNT) ở Việt Nam một cách có trách nhiệm; nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng TTNT một cách an toàn và có trách nhiệm, đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực cho con người và cộng đồng; việc chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống/ứng dụng TTNT nhằm đạt được sự tin tưởng của người dùng và xã hội đối với TTNT cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển TTNT ở Việt Nam.

Theo xu thế chung trên thế giới, các hệ thống TTNT được đánh giá sẽ mang lại các lợi ích to lớn cho con người, xã hội và nền kinh tế Việt Nam thông qua việc hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn mà con người, cộng đồng đang phải đối mặt. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, cần nghiên cứu, có biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phát triển, sử dụng TTNT; và cân đối các yếu tố kinh tế, đạo đức và pháp lý liên quan. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn để định hướng, kể cả đó là các quy định mềm và không có tính ràng buộc. Bên cạnh đó, việc chia sẻ, trao đổi thông tin về các quy trình, các biện pháp thực hành tốt giữa các bên liên quan (như nhà phát triển, nhà cung cấp dịch vụ, người dùng) cũng sẽ thúc đẩy sự đồng thuận để gia tăng lợi ích từ các hệ thống TTNT và kiểm soát được các rủi ro.

Việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT ở Việt Nam cần dựa trên các quan điểm: hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ cuộc sống cũng như từ các hệ thống TTNT; đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT, cụ thể là: phát huy lợi ích của TTNT thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo; và giảm thiểu nguy cơ xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân từ các hệ thống TTNT; đảm bảo các hoạt động nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT dựa trên các công nghệ hoặc kỹ thuật cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tính trung lập về công nghệ và các nhà phát triển cũng không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá nhanh của các công nghệ liên quan đến TTNT trong tương lai; ở giai đoạn hiện nay, tạm thời xác định rằng các văn bản có thể ở dạng hướng dẫn, không có tính ràng buộc và khuyến khích xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình thực hành dựa trên các khuyến nghị quốc tế làm nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống TTNT; trong mọi trường hợp, khuyến khích việc trao đổi, thảo luận với sự tham gia của các bên liên quan đến hệ thống TTNT cho dù việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT trong các lĩnh vực có các đặc điểm, cách thức sử dụng và lợi ích, rủi ro khác nhau; các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tài liệu hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ nêu ra một số nguyên tắc chung cần chú ý trong nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT một cách có trách nhiệm và khuyến nghị tự nguyện tham khảo, áp dụng trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển, cung cấp các hệ thống TTNT.

Cơ quan, tổ chức Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động nghiên cứu, thiết kế, phát triển, cung cấp các hệ thống TTNT được khuyến khích áp dụng các nội dung trong tài liệu hướng dẫn này. Theo đó, có 9 nguyên tắc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT có trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện gồm: tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tính minh bạch; khả năng kiểm soát; an toàn; bảo mật; quyền riêng tư; tôn trọng quyền và phẩm giá con người; hỗ trợ người dùng; trách nhiệm giải trình.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Khoa học

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh
Khoa học

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững
Khoa học

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 - AI4VN 2024, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi từ AI. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đặt ra nhiều thách thức.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”
Khoa học

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”

Ngày 23.8, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội đã khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam  (AI4VN) 2024 với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh". Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển bền vững
Khoa học

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển bền vững

Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn có những bước phát triển hết sức tích cực. Nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, phát triển bền vững, cần những giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn.

titlecolor:4
Khoa học

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 160.000ha sản xuất lúa. Để phát triển sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, thời gian qua, ngành nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng vùng trồng lúa tập trung, quy mô lớn. 

Phát triển mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu
Khoa học

Phát triển mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu

Hà Nội là địa phương có nguồn cây dược liệu lớn, đa dạng. Hiện tại, Hà Nội có khoảng 213ha cây dược liệu, nằm rải rác ở một số địa phương như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Thạch Thất... Các chủng loại cây dược liệu tương đối đa dạng như cà gai leo, kim ngân hoa, đinh lăng, chè hoa vàng, hoa nhài…

Vì sao cần có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen?
Khoa học

Vì sao cần có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen?

Công nghệ chỉnh sửa gen trên thực vật với ưu điểm nổi bật là tạo ra những tính trạng mong muốn dựa vào gen nội sinh của cây trồng (tức là hoàn toàn không có gen ngoại lai) hứa hẹn thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định về cây trồng chỉnh sửa gen và điều này có thể làm chậm lộ trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.