Hun đúc lòng tin - bài học sống còn
Ngày nay, xây dựng, hun đúc lòng tin vẫn là bài học sống còn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Tin vào ai? Tin vào bản lĩnh chính trị và hành động của Đảng, Nhà nước; tin vào đội ngũ cán bộ kiên trung của Đảng mà đỉnh cao sẽ là cuộc sàng lọc trí tuệ từ Đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026...
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhất là vào giữa thập niên 60 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Quảng Trị là một trong những chiến trường khốc liệt nhất ở miền Trung. Theo sử liệu thời kỳ này, một mặt, đế quốc Mỹ thực thi chiến lược. “Chiến tranh cục bộ”, sử dụng đội quân viễn chinh Mỹ và lính đánh thuê tiến hành các cuộc càn quét, hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực ta. Mặt khác, dùng ngụy quân, ngụy quyền để bình định nông thôn, âm mưu đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng. Sau khi bị giáng đòn quyết định trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản, đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Tuy vậy, chúng không từ bỏ dã tâm xâm lược, chuyển sang tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, dùng người Việt đánh người Việt, kết hợp đánh phá dữ dội bằng không quân và pháo binh của hải quân Mỹ, thực hiện chiến tranh hủy diệt và chiến tranh giành dân để làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc.
![]() Anh hùng LLVTND Trần Hữu Thủy (bên phải) và Anh hùng LLVTND Trương Hữu Quốc thời kỳ chống Mỹ - Nguyên đại biểu HĐND tỉnh Bình - Trị - Thiên những năm đầu thập niên 80 Ảnh: Tư liệu |
Ảnh: Tư liệu |
Rồi ngày đó cũng đã đến. Sau thắng lợi của Cuộc tấn công và nổi dậy Xuân - Hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị và một vùng rộng lớn khu vực miền Đông Nam Bộ, Bắc Tây Nguyên được giải phóng. Không lâu sau, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng ngày 30.4.1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nhân dân vỡ òa hạnh phúc trong ngày vui thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà.
Nhờ có dân mới còn mình, mới có mình
Vì vậy, điều họ nghĩ và làm trước tiên là chính quyền phải biết ơn dân, chăm lo cho lợi ích của nhân dân, làm công bộc của dân đúng nghĩa. Họ cũng luôn ý thức giữ gìn phẩm chất, đạo đức, cho dù cuộc sống nhiều cán bộ cách mạng bước ra từ trong chiến tranh vẫn chưa thể no đủ, nếu chưa nói là còn chật vật, vì họ cũng phải tiếp tục vừa cống hiến, vừa mưu sinh trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Nhưng hầu hết họ đều là những con người liêm chính, chí công vô tư, được nhân dân và thế hệ chúng tôi hết sức tôn kính, coi đó là tấm gương sống để noi theo. Cũng không thấy họ tỏ ra so bì, ganh tị với lớp cán bộ đi sau khi thấy cuộc sống những người này hơn mình. Bởi vì họ nghĩ “con hơn cha là nhà có phúc”, họ chiến đấu, hy sinh cũng vì mục tiêu đất nước hòa bình, phát triển đi lên, người dân có cuộc sống ngày càng sung sướng, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, họ luôn có cảm quan của những con người chân chính, sớm nhận biết và cảnh báo đối với những dạng cán bộ sa ngã, biến chất, có dấu hiệu không trong sáng.
Vẫn luôn có một niềm tin
Ngày nay, xây dựng, hun đúc lòng tin vẫn là bài học sống còn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Tin vào ai? Tin vào bản lĩnh chính trị và hành động của Đảng, Nhà nước; tin vào đội ngũ cán bộ kiên trung của Đảng mà đỉnh cao sẽ là cuộc sàng lọc trí tuệ từ Đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; từ cuộc bầu cử ĐBQH Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (dự kiến vào giữa năm sau). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài”. “Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”.
Chúng ta chắc hẳn còn nhớ cách đây 8 năm, tại Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI (10.2012), Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc hội nghị đã thay mặt Đảng nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đến Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII (10.2017), với những quyết sách cứng rắn, không có vùng cấm, Tổng Bí thư và Đảng ta đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân "Đấu tranh, phòng chống tham nhũng không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà thành một phong trào, một xu thế, làm có bài bản". Chỉ tính từ năm 2016 - 2019, nhiều đại án kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử; thi hành kỷ luật hàng chục nghìn cấp ủy viên và đảng viên sai phạm, trong đó, có 93 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (2 Ủy viên Bộ Chính trị, 21 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sĩ quan cấp tướng). Điều đó cho thấy quyết tâm lớn của Đảng, vượt qua cái điều gọi là “đâu sẽ vào đấy” như tiền lệ lâu nay; góp phần hun đúc, cũng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân đối với Đảng và chế độ ta.