Tản mạn

Huế thương

Trái với sự chậm rãi, ung dung của tính cách Huế, người Huế hầu như không muốn chường ra với thiên hạ cái sự nhếch nhác sau bão lụt. Huế dọn mình, gói ghém mọi thứ thật nhanh để quay về cái đẹp cố hữu, như thể mọi thứ đều yên bình...

1. Đến Huế lần đầu (1979) cũng trong một đợt mưa bão. Xuống ga Huế, con bé cùng cái túi xách bé bé tự tìm được về nhà dì ruột. Hôm sau, dượng chở xe đạp từ Thành Nội qua bệnh viện Huế thăm dì đang bệnh. Qua cầu Mới trời mưa, con bé không dám nhìn xuống sông Hương nước cuộn chảy. 

2. Ở nội trú trường chuyên, mùa mưa bão càng đói, càng lạnh. Cả bọn học trò không biết sợ, rủ nhau ra đường lội nước tìm mua sắn luộc. Bây giờ nhắm mắt lại vẫn nhớ như in các ngả đường ra chợ Bến Ngự, An Cựu. 

Huế, cố tránh vẫn không thôi cảm giác thân thương. 

3. Những ngày mưa, bão, rét, nếu từng "đạp xe qua Tràng Tiền ngược gió" sẽ biết thương mình, thương Huế đến thế nào. 

Cho đến giờ, vẫn không thể quên bóng những người đàn bà Huế gánh bún bò bán rong dọc đường Trần Hưng Đạo, bên hông chợ Đông Ba. Mưa, gió. Đôi quang gánh chao lắc. Nhưng, ngọn lửa dưới cái nồi khum khum vẫn cháy. Khói rắc theo bàn chân bước của người đàn bà nhẫn nại. Ngày mưa bão hình như đàn ông Huế thường ngồi uống rượu than trời, còn đàn bà Huế ra đường bán bán, mua mua hoặc lượm củi. 

Thế mà chẳng hiểu sao nón Huế lại mỏng tang và áo dài thì diệu vợi đến thế?

4. Đã hơn vài lần tôi chứng kiến cảnh cây đổ trên đường Lê Lợi. Đã nhiều lần ở nơi xa nghe nước ngập xứ Huế. Cùng bao chuyện đau thương...

Nhưng trái với sự chậm rãi, ung dung của tính cách Huế, người Huế hầu như không muốn chường ra với thiên hạ cái sự nhếch nhác sau bão lụt. Huế dọn mình, gói ghém mọi thứ thật nhanh để quay về cái đẹp cố hữu, như thể mọi thứ đều yên bình. 

5. Tính ra đã xa Huế 30 năm có lẻ. 

 Huế đổi thay đã nhiều nhưng vẫn còn đó những góc cũ rêu phong. 

 Mấy ngày nay bao người lại nao lòng nhắc Huế. 

 Xót. Đau. 

Có bà chị nói nhớ Huế. Có mấy chị em rủ đi Huế. Không, giờ thì tôi đã hiểu: Huế không muốn bị "người ta" nhìn thấy mình tả tơi mùa cây đổ, nước sông Hương gào thét. 

Và, tôi chỉ muốn nhìn Huế những ban mai chùa Báo Quốc ngày yên ả. Hoặc Huế mùa hạ, nơi con đường Phượng bay hoa đỏ rực trời...

Văn hóa

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.