Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

z5918376512765d72eeeb590f8dbf3c378c92bc6948513-1728617205801567876894-419.jpg
Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế

Đêm nhạc là sự hòa quyện giữa nhạc giao hưởng hàn lâm với những ca khúc, âm hưởng cố đô Huế. Thông qua sự giao thoa nghệ thuật Á - Âu, giữa tính hàn lâm và truyền thống, chương trình mong muốn tôn vinh những nét đặc sắc, riêng biệt của văn hóa, đời sống và con người tại miền đất cố đô Huế.

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô được chia thành 4 phần: Cổ điển đương đại là không gian âm nhạc đầy sáng tạo, kết hợp tinh tế giữa những bản nhạc giao hưởng kinh điển và âm hưởng điện tử EDM hiện đại; Khúc hào hùng Bình Trị Thiên, tái hiện một thời của mảnh đất Bình Trị Thiên qua những giai điệu bán cổ điển hùng tráng. Trong khi đó, Bản giao hưởng cố đô gợi lên bức tranh âm nhạc đa sắc, kết hợp giữa âm nhạc truyền thống Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế và các ca khúc về Huế được phối khí theo phong cách giao hưởng hiện đại. Còn Huế và Trịnh mang đến hơi thở mới mẻ cho các ca khúc nhạc nhẹ Việt Nam bất hủ, với sự tham gia của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.

Ngoài hướng tới việc gìn giữ, bảo tồn vẹn nguyên và phát triển quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống cố đô Huế, chương trình cũng hướng đến trở thành một sản phẩm du lịch giải trí về đêm cho du khách dừng chân tại thành phố. Bên cạnh đó chương trình còn được kỳ vọng trở thành điểm nhấn nghệ thuật mới mẻ tại Huế, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Huế toàn diện gồm: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, ẩm thực, đời sống, con người và văn hóa nghệ thuật.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, nghệ sĩ sáo trúc Trần Khánh Tường, ca sĩ Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Đào Mác, Bạch Trà, Xuân Định K.Y và DJ Huy Ngô. Đêm nhạc cũng có sự tham gia trình diễn của nghệ sĩ đến từ Nhật Bản – Akari Nakatani...

Văn hóa

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.