Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân
HỢP TÁC TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG, VÌ TƯƠNG LAI THỊNH VƯỢNG, BAO TRÙM CHO MỌI NGƯỜI DÂN
Hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Đại hội đồng AIPA - 43. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Campuchia và tham dự trực tiếp Đại hội đồng AIPA - 43 sau 2 kỳ tổ chức trực tuyến do tác động của đại dịch Covid - 19. Với các hoạt động trên cả bình diện song phương và đa phương, chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về ưu tiên tăng cường quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" với Campuchia và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp, phát huy trách nhiệm, tiếng nói của AIPA đối với hòa bình, ổn định và phát triển, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân ASEAN.

Tiếp nối và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Campuchia
________

55 năm trước, ngày 23.6.1967, Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao - sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết đoàn kết chiến đấu”, “một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Từ đó đến nay, dù trải qua những thăng trầm, biến cố của thời đại, nhưng với sự chung tay vun đắp của Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước, mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước vẫn ngày càng khăng khít, bền chặt và đạt được những thành tựu tốt đẹp. 

Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân

“Tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia sẽ như dòng Mekong hùng vĩ, mãi mãi là mạch nguồn của hòa bình và thịnh vượng của hai dân tộc. Việt Nam và Campuchia cùng nắm chặt tay nhau đồng lòng, nỗ lực hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước độc lập, tự cường, phồn vinh, hạnh phúc cho người dân”.

Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ

Quan hệ chính trị luôn được duy trì với sự tin cậy cao, giữ vai trò nòng cốt trong quan hệ hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi trên tất cả các kênh, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp gần đây tăng mạnh. Các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục phát huy hiệu quả. Đặc biệt, hai nước đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19, hai nước đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau và cùng đạt được hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch của mỗi nước. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020; riêng 9 tháng đầu 2022 đạt 8,45 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỷ USD, duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và trong nhóm 5 nước có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Viện trợ của Việt Nam dành cho Campuchia tiếp tục được triển khai. Hiện hai bên đang khẩn trương hoàn thành Dự án Nhà làm việc Quốc hội Campuchia do Việt Nam tài trợ. Hợp tác quốc phòng, an ninh, biên giới tiếp tục được tăng cường. Hợp tác giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch, giao lưu nhân dân tiếp tục được quan tâm thúc đẩy…

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Campuchia không ngừng được củng cố, thiết thực và hiệu quả trên cả bình diện song phương và đa phương.

Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin

Trong năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum đều đã thăm chính thức Việt Nam. Qua các chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Campuchia đã trao đổi sâu rộng về hợp tác hai nước, thống nhất rất cao về việc tăng cường hợp tác nghị viện, phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong thúc đẩy quan hệ song phương. Hai bên đã hợp tác đồng bộ, hiệu quả; duy trì trao đổi đoàn cấp cao, trao đổi đoàn, giao lưu cấp Ủy ban, giữa các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước để trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. Thống nhất cùng tăng cường phối hợp, đôn đốc, thúc đẩy và giám sát các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc thực hiện các Hiệp định, thỏa thuận đã được ký giữa hai nước; làm sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia. Tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới (IPU, AIPA, APF, APPF, ASEP...), các đoàn đại biểu Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi và tham vấn, phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tiếp nối những kết quả tốt đẹp đã được các nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp hai nước thống nhất trong các chuyến thăm, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nhấn mạnh: Chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thể hiện sự coi trọng, ủng hộ của ta đối với Campuchia; đồng thời, tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc củng cố quan hệ và tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước cũng như cá nhân Chủ tịch Quốc hội với Lãnh đạo cấp cao Campuchia, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

Năm 2022 cũng là năm đặc biệt với Campuchia khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. Với việc tổ chức rất thành công các Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và hội nghị liên quan, vị thế và vai trò của Campuchia trên trường quốc tế được nâng cao. Quốc hội Campuchia cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng AIPA - 43.

Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin ngày 12.9
Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân -1
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin phát biểu tại hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 12.9

"Trong bối cảnh đó, việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA - 43 và thăm chính thức Campuchia thể hiện sự ủng hộ của chúng ta đối với Campuchia trong vai trò Chủ tịch AIPA”. Nhấn mạnh điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cũng cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin sẽ ký Thỏa thuận hợp tác mới giữa Quốc hội hai nước với việc bổ sung nhiều nội hàm mới phù hợp với tình hình hiện nay. Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Campuchia cũng sẽ ký thỏa thuận hợp tác nhằm cụ thể hóa và triển khai ngay các hoạt động hợp tác giữa cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội hai nước.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, “với nền tảng tốt đẹp đã có và những định hướng, nội hàm mới sẽ được bổ sung, làm sâu sắc hơn trong quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta mang ý nghĩa “kép”: vừa khép lại chuỗi hoạt động trao đổi Đoàn cấp cao giữa hai nước, khép lại một năm thực sự sôi động, hiệu quả trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan lập pháp hai nước, nhưng đồng thời cũng đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác nghị viện vì tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của mỗi nước và vì lợi ích của nhân dân hai nước”.

Đóng góp tích cực củng cố vai trò trung tâm, đoàn kết và thống nhất trong AIPA
________

Đối với Đại hội đồng AIPA - 43, với chủ đề “Cùng nhau tiến bộ vì một ASEAN tự cường, bao trùm và bền vững” là kỳ đại hội đồng trực tiếp đầu tiên của AIPA kể từ khi đại dịch Covid - 19 bùng phát đến nay. 

​​​

Hợp tác toàn diện, bền vững, vì tương lai thịnh vượng, bao trùm cho mọi người dân

“55 năm qua, với sự hợp tác chặt chẽ trên mọi lĩnh vực, Việt Nam và Campuchia đã xây dựng được nhiều thành tựu tốt đẹp vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Lịch sử đã chứng minh rằng, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia đã cùng vượt qua mọi khó khăn, vai kề vai, cùng sát cánh, hợp tác thủy chung vì sự nghiệp giành độc lập, hoà bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Di sản lịch sử mà các thế hệ đi trước nỗ lực xây dựng đã được vun đắp ngày càng tốt đẹp và sẽ được gìn giữ mãi mãi”.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA - 43 nhằm tiếp tục triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng tầm đối ngoại đa phương; cùng các nghị viện thành viên AIPA củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, đẩy mạnh quan hệ giữa AIPA với các đối tác, góp phần vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực; thúc đẩy các ưu tiên, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội nước ta tại cơ chế hợp tác nghị viện khu vực, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Đảng và Nhà nước vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của AIPA (tháng 9.1995), Quốc hội Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cùng nghị viện các nước thành viên củng cố vai trò trung tâm, sự đoàn kết và thống nhất trong AIPA, đẩy mạnh hợp tác nội khối, mở rộng quan hệ nhiều mặt với nghị viện các nước trong và ngoài khu vực; phát huy trách nhiệm, tiếng nói của AIPA đối với hòa bình, ổn định và phát triển, đồng thời thúc đẩy các quan tâm và ưu tiên của Việt Nam, đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị nhằm chia sẻ và hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN giải quyết những vấn đề ưu tiên của khu vực.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát hơn hai năm qua, Quốc hội Việt Nam vẫn để lại những dấu ấn đậm nét trong hoạt động của AIPA, không chỉ được các nghị viện thành viên AIPA mà còn cả bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao” - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh. Cụ thể, Quốc hội đã đảm nhận xuất sắc vai trò Chủ tịch AIPA 2020 và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 - kỳ đại hội đồng đầu tiên trong lịch sử AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến, mở ra một kênh làm việc mới, linh hoạt và chủ động để AIPA vượt lên những thách thức của dịch bệnh, tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò, tiếng nói của tổ chức liên nghị viện khu vực. Năm 2021, tuy không phải là nước chủ nhà AIPA, nhưng với tinh thần chủ động, trách nhiệm, tích cực, với nhận thức sâu sắc về vai trò của nghị viện và hợp tác liên nghị viện trong giải quyết các vấn đề chung vì lợi ích của nhân dân ASEAN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA - 42 theo hình thức trực tuyến và có nhiều đóng góp thực chất, hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội đồng.

“Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên toàn thể Đại hội đồng AIPA - 42 được lãnh đạo nghị viện các nước thành viên AIPA, các quan sát viên và đối tác đánh giá rất cao bởi đã thể hiện sâu sắc tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sự đồng lòng của Quốc hội Việt Nam với những nỗ lực chung của AIPA để cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng tiến lên phía trước, vì hạnh phúc của gần 650 triệu người dân ASEAN. Qua đó, tiếng nói của Quốc hội ta và đất nước ta trong khu vực ngày càng được coi trọng và tôn trọng. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong chuyến thăm chính thức nước ta vừa qua cũng đánh giá rất cao điều này và nhấn mạnh “tiếng nói của Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tôn trọng”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh. 

Với Đại hội đồng AIPA - 43, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, Quốc hội Việt Nam cũng đã có chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia tích cực và hiệu quả vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể của Đại hội đồng khẳng định tầm quan trọng của AIPA, sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh hiện nay; khẳng định cam kết của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đoàn Việt Nam cũng sẽ tích cực tham gia và đóng góp cụ thể tại các phiên họp của Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Tổ chức, Hội nghị Nữ nghị sĩ và Hội nghị các nghị sĩ trẻ của AIPA. Đại hội đồng AIPA - 43 cũng là dịp để Quốc hội Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác tham dự Đại hội đồng, thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao của Trưởng đoàn với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khso lường, chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Đại hội đồng AIPA - 43 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc gìn giữ, tăng cường củng cố hợp tác với các nước láng giềng và với các nước trong khu vực ASEAN. Càng trong khó khăn, thử thách, nghị viện các nước càng phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau để “cùng nhau tiến bộ vì một ASEAN tự cường, bao trùm và bền vững”.

______

Phạm Thuý

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Quốc hội và Cử tri

Mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian đưa khoa học về làng

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kêu gọi mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian để “đưa khoa học về làng”; tham gia tư vấn, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chế biến sâu... Các nhà khoa học bằng trí tuệ, tâm huyết của mình có thể làm nhiều hơn từ những nghiên cứu.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn để Luật, Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển. Để phát huy hiệu quả kết quả của Kỳ họp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành ban hành nghị định, thông tư nhằm triển khai kịp thời các luật, nghị quyết.

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức

Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN
Quốc hội và Cử tri

Sẽ giúp khắc phục triệt để chồng chéo về nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, tổ chức trung gian cồng kềnh, tạo đà cho phát triển

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW là quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và khoa học trước yêu cầu tất yếu về đổi mới mô hình quản lý Nhà nước. Định hướng sắp xếp này sẽ giúp khắc phục triệt để sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn khảo sát tại một số dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Diễn đàn Quốc hội

Khắc phục chồng chéo trong quản lý, phát triển đô thị

Khảo sát thực tế tại Quảng Ninh về công tác quản lý và phát triển đô thị, Đoàn khảo sát Ủy ban Kinh tế và Tài chính và Bộ Xây dựng đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất Quốc hội và các cơ quan Trung ương nghiên cứu sửa đổi, khắc phục một số quy định còn bất cập, chồng chéo về lập, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính chất đặc thù... Cùng với đó, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác quản lý; huy động nguồn lực ngoài ngân sách tham gia phát triển đô thị.