Họp Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á 58

Chiều 31.5, Đoàn đại biểu của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung làm Trưởng đoàn đã tham dự Cuộc họp trực tuyến Ban Điều hành (BĐH) Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) 58 với tư cách thành viên Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 58.

Cuộc họp do KTNN Pakistan đăng cai tổ chức, dưới sự chủ trì điều hành của Tổng Kiểm toán nhà nước Thái Lan Chanathap Indamra – Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 và Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Hou Kai– Tổng thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024.

Họp Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á 58 -0
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung làm Trưởng đoàn tham dự Cuộc họp

Cuộc họp trực tuyến có sự tham dự của 14 Đoàn cấp Lãnh đạo Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI), trong đó 12 thành viên BĐH, gồm các SAI: Thái Lan – Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024, Trung Quốc – Tổng thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippine, Nga, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và 2 thành viên Ủy ban Kiểm toán là SAI Azerbaijan và Kazakhstan.

Phát biểu khai mạc Cuộc họp, Tổng Kiểm toán nhà nước Pakistan Mahammad Ajmal Gondal cho biết, Cuộc họp là diễn đàn để các SAI thành viên BĐH thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững, hướng tới cải tiến hoạt động thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, xác định các thách thức và đề ra các giải pháp hợp tác ở cấp khu vực, nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính công. “Trong một thế giới ngày càng năng động và kết nối, các SAI thành viên của ASOSAI cần chuyên nghiệp, toàn diện và có khả năng phục hồi để mang lại giá trị và lợi ích cho chính phủ và công dân của họ” - Tổng Kiểm toán nhà nước Pakistan nhấn mạnh.

Tại Cuộc họp, các đại biểu đã nghe và thông qua: Báo cáo của Chủ tịch ASOSAI về hoạt động của BĐH kể từ kỳ họp BĐH lần thứ 57; Báo cáo của Tổng thư ký ASOSAI về hoạt động của Ban thư ký kể từ kỳ họp BĐH trước; Báo cáo về quản lý tài chính của ASOSAI; Báo cáo về hoạt động phát triển năng lực của ASOSAI; Báo cáo về kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2022-2027; Báo cáo của Nhóm công tác kiểm toán môi trường ASOSAI (WGEA); Báo cáo của Nhóm công tác kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững ASOSAI (SDG); Báo cáo của Nhóm công tác kiểm toán quản lý khủng hoảng ASOSAI (CMA); Báo cáo của Ủy ban đặc biệt nghiên cứu tính khả thi thành lập Nhóm công tác mới về kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước của ASOSAI (SOE); Báo cáo về Quỹ hỗ trợ các SAI thành viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19...

Họp Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á 58 -0

Báo cáo về kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2022-2027, Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Hou Kai - Tổng thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 cho biết, Đại hội ASOSAI 15 năm 2021 đã thông qua Kế hoạch Chiến lược của ASOSAI từ năm 2022 đến năm 2027. Kế hoạch này để giải quyết các vấn đề mới nổi, như đại dịch về sức khỏe, biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên và nhân tạo, tiến bộ khoa học và công nghệ, đồng thời giúp cho tổ chức thích ứng, “Khả năng ứng phó” được thêm vào các giá trị cốt lõi của ASOSAI. Để thúc đẩy việc thực hiện 3 mục tiêu chiến lược: Phát triển Năng lực Đổi mới và Ứng phó; Dịch vụ Tri thức Chất lượng; Tổ chức khu vực chuyên nghiệp và phù hợp,Kế hoạch này xác định 4 “ưu tiên xuyên suốt”, nhằm hưởng ứng những ý tưởng đã được đưa ra trong Tuyên bố Bắc Kinh và Tuyên bố Matxcova của Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI); Tuyên bố Hà Nội và Tuyên bố Bangkok của ASOSAI.

Báo cáo tiến độ công việc của Nhóm nòng cốt quản lý Kế hoạch chiến lược ASOSAI (ASOSAI WGEA) đã thực hiện được kể từ Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 57, Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Hou Kai nhấn mạnh, vào cuối năm 2020, ASOSAI WGEA đã thực hiện liên tiếp 2 cuộc kiểm toán hợp tác về Quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Kông; Giao thông bền vững; Kiểm toán tài chính xanh. Kiểm toán hợp tác về Quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Mekong, do SAI Việt Nam, Myanmar và Thái Lan thực hiện đã hoàn thành vào tháng 9/2021. Dự án hợp tác nghiên cứu khoa học chủ đề về Kiểm toán Tài chính Xanh do SAI Thái Lan chủ trì với sự tham gia của các SAI Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam. Hiện tại, dự án đang được tiến hành theo đúng tiến độ.

Ngoài các báo cáo trình bày, Cuộc họp cũng cung cấp một số báo cáo quan trọng dưới dạng tài liệu như: Báo cáo của Nhóm công tác các mục tiêu phát triển bền vững và các chỉ số phát triển bền vững then chốt của INTOSAI (WGSDG KSDI); Báo cáo của Nhóm công tác kiểm toán công nghệ thông tin của INTOSAI (WGITA); Báo cáo của Nhóm công tác Dữ liệu lớn của INTOSAI (WGBD); Báo cáo của Ủy ban giám sát với các vấn đề mới nổi của INTOSAI (SCEI)...

Phát biểu bế mạc Cuộc họp, Tổng Kiểm toán nhà nước Thái Lan Chanathap Indamra - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 gửi lời cảm ơn tới các thành viên của ASOSAI đã luôn nỗ lực, đóng góp vào sự thành công của Tổ chức; đồng thời đánh giá cao những nỗ lực SAI Pakistan thực hiện để đăng cai tổ chức Cuộc họp BĐH ASOSAI lần thứ 58. Sau SAI Pakistan, SAI Hàn Quốc sẽ trở thành SAI chủ nhà tổ chức Cuộc họp BĐH ASOSAI lần thứ 59. “Với sự thống nhất cao của các thành viên ASOSAI, tôi hy vọng các SAI sẽ ngày càng tăng cường sự hợp tác, tăng cường tính minh bạch của ASOSAI, tiến tới hoàn thành các mục tiêu của phát triển bền vững, hướng tới ko bỏ ai lại phía sau của ASOSAI” - Chủ tịch ASOSAI nhấn mạnh

Chia sẻ về các hoạt động của KTNN Việt Nam, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, sau khi kết thúc cương vị Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 tại Đại hội ASOSAI 15 tháng 9.2021, KTNN Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của ASOSAI trong vai trò thành viên BĐH ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 và thành viên các Nhóm công tác: Tham gia xây dựng Kế hoạch hoạt động và tham dự cuộc họp khởi động của Nhóm công tác ASOSAI về kiểm toán quản lý khủng hoảng tháng 4.2022; Tham gia cuộc họp Nhóm công tác ASOSAI về kiểm toán phát triển bền vững (SDGs) tháng 5.2022; Cuộc họp Nhóm nòng cốt về sửa đổi Điều lệ ASOSAI tháng 5.2022; Cuộc họp Ủy ban tăng cường phát triển năng lực ASOSAI tháng 5.2022. KTNN Việt Nam cũng tham gia tích cực với vai trò là thành viên Đề án nghiên cứu ASOSAI lần thứ 13 về “Kiểm toán từ xa cho SAI: Tương lai và thách thức”; Nhóm nòng cốt sửa đổi quy định và điều lệ ASOSAI.

Thị trường

Chương trình quay số mừng sinh nhật của MB Ageas Life tiếp tục “gọi tên” những khách hàng may mắn trúng Ô tô, xe máy, điện thoại iPhone
Thị trường

Chương trình quay số mừng sinh nhật của MB Ageas Life tiếp tục “gọi tên” những khách hàng may mắn trúng Ô tô, xe máy, điện thoại iPhone

Chương trình quay số tháng 9 nằm trong chuỗi sự kiện mừng sinh nhật lần thứ 8 của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) tiếp tục tìm ra các khách hàng may mắn trúng ô tô Kia Sonet, xe máy SH, điện thoại iPhone cùng hàng ngàn phần quà giá trị.

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh
Thị trường

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích – Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân khi vay bổ sung vốn kinh doanh.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dồn gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn. Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất này nhằm bảo đảm công bằng giữa nhà cung cấp trong nước với nước ngoài, tuy nhiên các doanh nghiệp rất lo lắng sẽ bị tăng chi phí, gánh nặng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Quy định về kích thước khiến xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc nguồn cung cá ngừ vằn trong nước bị hạn chế do quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác nêu tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP đã tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay với tốc độ ngày càng tăng.

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước
Thị trường

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước

Tiếp tục triển khai Biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON Nhật Bản, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam vừa tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024” (Hanoi Agriculture Fair 2024).

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cá tra
Kinh tế

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cá tra

Tính đến tháng 8.2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 191 triệu USD, tăng 12% so với tháng 8.2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trước những thách thức mà ngành cá tra đang phải đối mặt, cần những bước đi mang tính “chiến lược” trong xây dựng thương hiệu để ngành phát triển bền vững.

Toàn cảnh diễn đàn.
Kinh tế

Tiềm năng phát triển công trình xanh rất lớn

Tại Diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”, do Bộ Xây dựng phối hợp UBND TP. Hà Nội tổ chức sáng 26.9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho rằng, với tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, văn phòng trung bình hàng năm trên dưới 100 triệu m2, tiềm năng phát triển công trình xanh ở nước ta còn rất lớn.

Quang cảnh hội thảo.
Thị trường

Giảm thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào ngành dược

Giảm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các mô hình chuyển giao công nghệ sẽ giúp thu hút các công ty đa quốc gia có chuyên môn vào Việt Nam, qua đó thúc đẩy ngành dược phát triển bền vững. Đây là đề xuất nêu tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo - liều thuốc phát triển ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 25.9.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có biến động ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho biết có nhiều tín hiệu tốt về đơn hàng, lượng đơn vẫn đang đáp ứng được kế hoạch đặt ra từ đầu năm, đảm bảo duy trì ổn định sản xuất trong năm 2024 và thời gian tới.

Sản phẩm thuốc thú y phải công bố hợp quy.
Thị trường

Ngành nông nghiệp gặp khó với quy định công bố hợp quy

Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc với sản phẩm phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp, quy định này có một số bất cập, gây khó khăn, làm phát sinh chi phí, thủ tục trong khi không làm tăng chất lượng sản phẩm.

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số
Thị trường

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đã ký kết hợp tác ghi nhớ về công tác thúc đẩy chuyển đổi số và không dùng tiền mặt trên địa bàn. Cũng trong khuôn khổ chương trình, PVcomBank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Dầu Tiếng.

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050
Thị trường

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050

Ngày 21.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 với lộ trình 3 giai đoạn. Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu về công nghiệp bán dẫn, điện tử, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này; quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Kinh nghiệm quốc tế về đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước khi đưa ra quyết định, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

Toàn cảnh hội nghị
Kinh tế

Không ngân hàng nào đứng ngoài cuộc

Tại hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và vay mới. Nhấn mạnh các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn ngành dùng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; và đã cam kết là phải triển khai.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Kinh tế

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; một trong những mục đích được cơ quan soạn thảo đưa ra là nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tuy vậy, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cơ sở để đánh thuế vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng.