Hơn 65.000 lượt du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tính đến hết mùng 3 Tết, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón trên 65.000 lượt khách tham quan, xin chữ đầu năm.

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính đến mùng 3 Tết, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.

2.jpg
Xung quanh Hồ Văn, trong 47 gian lều, các ông đồ thỏa sức sáng tạo thư pháp

Năm nay, Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn dịp Tết Ất Tỵ. Điểm nhấn là Hội chữ Xuân 2025 diễn ra từ ngày 23.1 - 9.2 (24 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 12 tháng Giêng) tại khu vực Hồ Văn.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, dịp này tại khu vực Hồ Văn cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa phục vụ khách tham quan, trong đó có 3 triển lãm gồm: Triển lãm thư pháp "Thực học" trưng bày 100 tác phẩm thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ; triển lãm ảnh "Việt Nam quê hương tôi" giới thiệu 50 tác phẩm nhiếp ảnh về di sản chọn lọc từ "Giải thưởng Ảnh Di sản Việt Nam - Vietnam Heritage Photo Awards 2012 - 1018"; triển lãm "Vẽ con rắn" mang đến góc nhìn đa dạng truyền thống và đa dạng về rắn - linh vật của năm Ất tỵ.

Ngoài ra còn có nhiều chương trình văn hóa đặc sắc như: giáo dục di sản, không gian văn hóa đọc, trưng bày sản phẩm làng nghề, các trò chơi dân gian, chơi cờ, múa lân; biểu diễn nghệ thuật truyền thống (quan họ, ca trù, chèo...).

Trong khu Nội tự, bên cạnh hai khu trưng bày "Trường Quốc học đầu tiên" và "Khơi nguồn đạo học", khách tham quan được thưởng thức triển lãm "Dấu xưa văn hiến 3: Thiên Quang" đang diễn ra tại Tiền Đường nhà Thái học.

Văn hóa - Thể thao

Áp dụng công nghệ TapQuest thúc đẩy du lịch văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Áp dụng công nghệ TapQuest thúc đẩy du lịch văn hóa

Huế đang tiên phong ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đẩy mạnh khai thác du lịch văn hóa. Nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới trạm tương tác thông minh tạo thành bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Tái hiện phong tục, văn hóa Mường
Văn hóa

Tái hiện phong tục, văn hóa Mường

Trong những ngày đầu Xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều hoạt động văn hóa giới thiệu bản sắc dân tộc Mường đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như tái hiện, trình diễn Đâm đuống, Sắc Bùa… Những hoạt động này thu hút nhiều khách du lịch cũng như người dân tại Hà Nội, đã tạo ra không gian vui chơi đón Xuân ngày Tết.

Du lịch cộng đồng Đắk Lắk thu hút khách dịp Tết Nguyên đán
Du lịch - Thể thao

Du lịch cộng đồng Đắk Lắk thu hút khách dịp Tết Nguyên đán

Việc khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch từ các hoạt động trải nghiệm về văn hóa, lễ hội đặc sắc của địa phương đã tạo nên sức hút đối với khách du lịch dịp đầu năm mới. Tại Đắk Lắk, các khu du lịch văn hóa cộng đồng đã trở thành điểm đến lý tưởng để du khách đến trải nghiệm nét đẹp truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

Đưa linh vật năm Ất Tỵ vào sản phẩm mỹ thuật ứng dụng
Văn hóa - Thể thao

Đưa linh vật năm Ất Tỵ vào sản phẩm mỹ thuật ứng dụng

“Rắn lột xác không chỉ là một biểu tượng sinh học, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự chuyển mình và trưởng thành. Mỗi lần lột xác, rắn trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Đây là một hình ảnh ẩn dụ cho quá trình phát triển, thay đổi và sáng tạo không ngừng trong cuộc sống của chúng ta”, nhà thiết kế Trần Thanh Tùng chia sẻ ý tưởng sáng tạo bộ sản phẩm về rắn - linh vật của năm Ất Tỵ 2025.

Ngày xuân lần giở "Truyện Kiều"
Văn hóa - Thể thao

Ngày xuân lần giở "Truyện Kiều"

"Truyện Kiều" không chỉ là kiệt tác văn học mang giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc mà còn được xem như kho tàng triết lý sống phong phú. Người Việt đã sử dụng các câu Kiều để phản ánh niềm tin và khát vọng hướng về những điều tốt đẹp trong năm mới.

Những giá trị vĩnh hằng của Tết Việt
Văn hóa - Thể thao

Những giá trị vĩnh hằng của Tết Việt

Không chỉ là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, Tết Nguyên đán tích lũy những thành tựu văn hóa của cộng đồng, lưu truyền những giá trị tốt đẹp qua thời gian. Dù ngày nay Tết Việt đã được hiện đại hóa nhiều nhưng các giá trị vĩnh hằng vẫn được gìn giữ, nét đặc sắc của Tết dần khôi phục.

Giới trẻ sáng tạo, giữ gìn và lan tỏa giá trị Tết cổ truyền
Kinh tế - Xã hội

Giới trẻ sáng tạo, giữ gìn và lan tỏa giá trị Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là dịp để mỗi người con Đất Việt hướng về cội nguồn, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tết không chỉ gợi nhắc những mỹ tục, tập quán giàu ý nghĩa mà còn là lời nhắc nhở về tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thế hệ trong gia đình và cộng đồng. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống ấy đôi lúc khi mờ khi tỏ nhưng vẫn luôn tồn tại bền bỉ trong lòng mỗi người trẻ, như một phần không thể tách rời của bản sắc Việt. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ không chỉ tìm hiểu mà còn tái hiện, sáng tạo và lan tỏa giá trị Tết cổ truyền qua những hoạt động ý nghĩa. Câu chuyện Tết Việt đang được giới trẻ viết tiếp theo cách riêng của mỗi người.