Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép: Cần đảm bảo quyền lợi cho tất cả người học!

Vụ việc IDP - đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam cấp 56.230 chứng chỉ IELTS khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép đang gây xôn xao dư luận. 

Lỗi về quản lý hành chính?

Trên các diễn đàn, nhiều thí sinh bày tỏ hoang mang, không biết thông tin này có ảnh hưởng đến việc xét miễn thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học sắp tới của các em hay không.

Một số sinh viên các trường đại học đã trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ IELTS cũng lo lắng sẽ rơi vào tình trạng không biết "đi đâu về đâu" nếu trường hoặc Bộ GD-ĐT cho rằng chứng chỉ không có giá trị và hủy kết quả trúng tuyển.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, từ ngày 17.11.2022, Bộ GD-ĐT mới phê duyệt quyết định cho phép Công ty IDP liên kết với IELTS Australia Pty Ltd tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS. Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2022 đến hết ngày 16.11.2022, IDP đã liên kết tổ chức thi và cấp tổng cộng 56.230 chứng chỉ IELTS.

Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 1.1.2022 đến ngày 9.9.2022, Công ty IDP đã liên kết tổ chức 458 đợt và cấp 46.643 chứng chỉ. Giai đoạn từ ngày 10.9.2022 đến ngày 16.11.2022, Công ty IDP đã liên kết tổ chức thi và cấp 9.587 chứng chỉ.

Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, việc Công ty IDP tổ chức thi và cấp 56.230 chứng chỉ trước thời điểm được Bộ GD-ĐT cho phép liên kết đã vi phạm Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/1/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Tuy nhiên, do thời điểm thanh tra đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thanh tra Bộ GD-ĐT đề nghị Công ty IDP rà soát toàn bộ hoạt động liên kết thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam của công ty, thực hiện đúng quyết định cho phép của Bộ GD-ĐT.

Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT giao Cục Quản lý chất lượng hướng dẫn công ty thực hiện xử lý đối với số lượng chứng chỉ ngoại ngữ mà công ty đã liên kết tổ chức thi và cấp khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Chia sẻ góc nhìn về vụ việc trên, chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức cho rằng, vấn đề này chỉ nên nhìn nhận ở góc độ lỗi về quản lý hành chính, thay vì không công nhận kết quả thi IELTS của thí sinh.

Chuyên gia Hoàng Anh Đức phân tích, hiện nay tại Việt Nam, chỉ có hai đơn vị  được phép triển khai tổ chức kỳ thi IELTS bao gồm Hội đồng Anh và IDP. Khi tổ chức, các đơn vị phải tuân thủ theo quy định của tổ chức IELTS quốc tế, đảm bảo trong quá trình thi mọi thứ đều được lưu trữ lại, bao gồm băng ghi âm, băng ghi hình thí sinh làm bài thi và trong lúc phỏng vấn. Những tài liệu này sẽ được lưu trữ vài năm.

Về cơ bản, những chứng chỉ IELTS này khi thí sinh dùng để nộp hồ sơ đi du học tại các trường đại học quốc tế vẫn sẽ được chấp nhận, không ảnh hưởng tới quyền lợi của các em. Vấn đề chỉ là thí sinh có thể bị ảnh hưởng khi xét tốt nghiệp hay xét tuyển đại học trong nước.

Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép: Vẫn nên công nhận kết quả cho thí sinh -0
IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất tại Việt Nam

“Tôi nghĩ rằng nếu nói 56.230 chứng chỉ IELTS bị “cấp sai” trong trường hợp này cũng không chính xác lắm. Thay vào đó, đây là vấn đề hổng về mặt quản lý kỹ thuật, còn về mặt chất lượng của các kỳ thi vẫn đảm bảo theo các quy định”, ông Đức nói.

Theo chuyên gia Hoàng Anh Đức, để đảm bảo được sự công bằng cho tất cả thí sinh, cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là Bộ GD-ĐT nên xem xét vụ việc ở góc độ một lỗi về quản lý hành chính và vẫn nên công nhận kết quả cho thí sinh.

Trường đại học lớn chờ hướng dẫn từ Bộ GD-ĐT

Trường Đại học Ngoại thương là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ IELTS vào tuyển sinh và cũng có yêu cầu “đầu ra” về ngoại ngữ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, thông thường, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có kết luận. Do đó, nhà trường sẽ chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT để xác định các bước xử lý phù hợp với trường hợp thí sinh đăng ký xét tuyển, hoặc sinh viên đã trúng tuyển có sử dụng chứng chỉ này.

PGS.TS Phạm Thu Hương khẳng định, các bước xử lý đều sẽ dựa trên nguyên tắc  bảo đảm quyền lợi của người học theo quy định.

“Nhà trường sẽ bảo đảm quyền lợi của người học, nhưng phải có cơ sở, do đó chúng tôi sẽ chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT”, PGS.TS Phạm Thu Hương nói.

Liên quan đến vụ việc, sáng 9.5,  IDP Việt Nam đã phát đi thông báo về tính hợp lệ của các chứng chỉ IELTS được cấp trong năm 2022.

“Chúng tôi xin khẳng định các chứng chỉ được cấp trong giai đoạn này vẫn được hơn 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp làm việc chặt chẽ với Bộ GD-ĐT như từ trước đến nay để đảm bảo tuân thủ theo mọi yêu cầu của cơ quan quản lý các cấp sở tại”, thông báo của IDP nêu rõ.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.