Bài 1:

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị lấn chiếm, biến thành đất tư

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị lấn chiếm, biến thành đất tư. Dù Nhà trường nhiều lần kiến nghị chính quyền xử lý nhưng chưa có kết quả.

Xây nhà trong khuôn viên đất của trường

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị tư nhân hóa -0
Dù Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh dựng biển ngăn chặn tình trạng chiếm đất, xây nhà nhưng ngay phía sau nhiều hộ dân đang sinh sống trong khuôn viên đất của trường. Ảnh: Quang Phương.

Theo tài liệu, khu trên thuộc chủ quyền của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HCMUTE), số 484A, đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00004, ngày 24.1.2005 do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp) và hiện là Ký túc xá của Trường.

Tuy nhiên, bên trong khuôn viên đất lại có khoảng 20 hộ dân xây dựng nhà, sinh sống nhiều năm qua, hình thành nên một khu dân cư tự phát.

Ghi nhận thực tế, vừa đi qua cổng chào Ký túc xá, phía tay phải là những tấm bảng màu đỏ do HCMUTE dựng lên với nội dung “Yêu cầu các hộ dân lấn chiếm tháo dỡ nhà tạm và dời khỏi cơ sở giáo dục”.

Một tấm bảng khác nêu: “Khu vực đất công thuộc sở hữu của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, nghiêm cấm tất cả các hoạt động cơi nới, mua bán, kinh doanh, chuyển nhượng cho thuê dưới mọi hình thức”.

Bên cạnh đó là một tấm bảng đỏ khác ghi rõ nội dung Điều 173 Bộ luật hình sự và “Nghiêm cấm cư trú bất hợp pháp trong cơ sở giáo dục thuộc sở hữu Nhà nước”.

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị tư nhân hóa -0
Nhiều hộ dân đã dựng nhà và sinh sống trong phần đất thuộc chủ quyền của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật. Ảnh: Quang Phương.

Theo thống kê năm 2018 của Công an phường Tăng Nhơn Phú A, hiện có khoảng 16 hộ dân với gần 50 nhân khẩu đang sinh sống tại khu vực này.

Đại diện các hộ dân cho hay, từ nhiều năm trước họ mua lại đất, nhà từ ông Ngô Thanh Bằng và xây dựng nhà rồi sinh sống cho đến nay.

“Chúng tôi từ quê lên cũng là lao động nghèo, người làm công nhân, người phụ hồ… thấy rẻ nên mua. Sau này mới biết là đất thuộc sở hữu của Trường. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với Trường, trả lại đất nhưng Nhà trường phải có phương án đền bù, hỗ trợ để giúp chúng tôi có chỗ an cư lạc nghiệp”, một phụ nữ cư trú tại đây trình bày.

Cho ở tạm, bán luôn đất của trường

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị tư nhân hóa -0
Nhà trường đã dựng nhiều biển thông báo, yêu cầu người dân dời ra khỏi khuôn viên. Ảnh: Quang Phương.

Theo Biên bản làm việc ngày 31.3.2004 giữa HCMUTE và ông Ngô Thanh Bằng do ông Nguyễn Văn Thức - Phó Hiệu trưởng HCMUTE chủ trì, ông Ngô Thanh Bằng (hiện không còn ở trong khuôn viên trường – PV) nêu ý kiến: “Gia đình chúng tôi ở căn nhà hiện nay từ năm 1987. Khi ấy do Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc II quản lý, gia đình ở căn nhà này được sự đồng ý bằng văn bản do ông Sáu Minh, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính của trường ký.

Gia đình chúng tôi biết việc ở trong khuôn viên của cơ sở giáo dục không lâu dài được, sớm muộn cũng phải chuyển ra ngoài, chúng tôi rất đồng tình với chủ trương của Nhà nước. Tuy vậy, gia đình gặp khó khăn, chưa có điều kiện di chuyển ngay. Nếu được xin Nhà trường cấp cho một miếng đất để gia đình ở”.

Đồng thời, ông Ngô Thanh Bằng nói thêm tại cuộc họp: "Gia đình chúng tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Nhà trường. Do hoàn cảnh lịch sử, gia đình ở căn nhà từ năm 1987, thực sự gặp khó khăn khi phải di chuyển ra ngoài, chúng tôi biết chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc đền bù khi giải tỏa, di dời.

Rất mong Nhà trường giúp đỡ, giảm bớt khó khăn cho gia đình khi phải di dời. Gia đình sẽ tự giác tháo dỡ những phần xây dựng thêm, ngoài khuôn viên ngôi nhà khi Trường Đảng cho phép ở. Thực hiện nghiêm túc quy định về trật tự trị an chung. Hết lòng hợp tác để giải quyết có tình, có lý ở những công việc liên quan…".

Hơn 4.000m2 đất công của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bị tư nhân hóa -0
Phần đất mà các hộ dân mua lại từ ông Bằng nằm trong khuôn viên ký túc xá, đất thuộc chủ quyền của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Phương. 

Cũng tại văn bản này, phía HCMUTE đồng ý hỗ trợ gia đình ông Bằng trong việc di dời nhưng yêu cầu ông Bằng cung cấp các văn bản giấy tờ liên quan.

Trong quá trình ở tại khu đất trên, ông Bằng đã xây dựng 18 căn nhà trọ rồi sang lại cho nhiều các nhân. Một số cá nhân mua và ở cho đến nay, một số người khác tiếp tục “sang tay”.

Liên quan đến việc ông Bằng lấy đất công bán, người dân cư trú bất hợp pháp trên đất công, ngày 16.11.2009, UBND Quận 9 (nay là TP Thủ Đức) có Thông báo số 299/TB-VP về kết luận của ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND Quận 9: Giao UBND phường Tăng Nhơn Phú A tổ chức tiếp xúc vận động ông Ngô Thanh Bằng và Trường thỏa thuận mức di dời, nếu không thỏa thuận được thì hướng dẫn các bên khởi kiện tại tòa án để được giải quyết.

Ngày 22.11.2010, UBND phường Tăng Nhơn Phú A tiến hành hòa giải nhưng không thành do ông Bằng không đến dự.

Tại văn bản 165/ĐHSPKT-HCTH của HCMUTE ngày 17.4.2017, gửi đến lãnh đạo UBND TP. HCM thể hiện, việc hộ gia đình ông Ngô Thanh Bằng tự chiếm dụng, sang nhượng không phép sử dụng cho đến nay, giữa Nhà trường và gia đình đã có nhiều lần thương thảo hỗ trợ di dời nhưng đều không thành công.

Ông Ngô Thanh Bằng đã xây dựng trái phép nhà, 18 phòng trọ, bán đất của Trường bằng giấy tay cho ông Nguyễn Hoài Bông, Bùi Đức Tịnh, Đỗ Văn Tình, Hoàng Đức Ngà xây nhà với cấu trúc móng gạch, tường gạch, mái tole, gây mất an ninh trật tự trong khuôn viên trường, xả nước thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên.

Nhà trường đã nhiều lần kiến nghị chính quyền thực hiện di dời các hộ gia đình trên ra khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất của Trường nhưng đều không có kết quả”.

Đại diện HCMUTE cho biết, hiện nay diện tích đất thuộc chủ quyền của trường bị lấn chiếm tại khu vực khuôn viên ký túc xá hơn 4.000m2.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng liên quan đến vụ việc lấn chiếm đất công nêu trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng

Sau 4 năm khởi công gói thầu xây lắp 2 của Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu (phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức), Công ty Cổ phần Xây dựng Nghĩa Phước mới thi công đạt 2% giá trị hợp đồng rồi ngưng thi công. Đường Lò Lu hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm ổ gà, ổ voi...

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại
Kiểm tra - Giám sát

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại

Dự án thi công xây dựng đường, cầu Vàm Tư và dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư được thanh tra phát hiện có nhiều thiếu sót, tồn tại.

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?

Lãnh đạo Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An khẳng định tất cả các địa điểm trong lịch trình đều là “điểm học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số”. Việc học được bắt đầu từ sân bay nhập cảnh nước bạn đến sân bay về nước.

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?

Trong vòng 1 năm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã phê duyệt 5 gói thầu tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ tại nhiều nước trên thế giới, tổng trị giá gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, lịch trình nhiều chuyến đi chỉ là tham quan du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới, thực tế không có hoạt động học tập nào.

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng
Phòng chống tham nhũng

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng

Trong 3 tháng cuối năm 2023, Công ty TNHH Kinh Bố trúng liên tiếp 15 gói thầu, trị giá hơn 162 tỷ đồng tại một số công ty điện lực khu vực phía Nam, có gói thầu trị giá hơn 14 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 16.000 đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm

Thanh tra Quận 7 xác định, UBND phường Tân Phú bố trí công chức tư pháp – hộ tịch phụ trách tham mưu công tác quản lý xây dựng, sửa chữa nhà là không đúng nhiệm vụ; bên cạnh đó, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng kéo dài nhưng chưa xử lý dứt điểm.

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2

Hiện các đơn vị liên quan tại TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện việc chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 liên quan đến Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) theo ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”
Kiểm tra - Giám sát

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”

Công ty Kanglongda International Holdings Limitted (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) đầu tư dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã liên tiếp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều khiến dư luận bức xúc là trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng ở đâu. Trong khi đó, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh bày tỏ quan điểm cho rằng cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý không thể lách luật bằng “điệp khúc” phạt cho tồn tại”.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?
Kiểm tra - Giám sát

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?

3 dự án bãi container tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ đang vướng hàng loạt vi phạm về đất đai như chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, bàn giao đất thực địa “trên giấy”, hết hạn gia hạn sử dụng đất…, hiện khu vực này vẫn là "rừng đước, vuông tôm".

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước
Kiểm tra - Giám sát

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước

Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC).

Nhiều sai phạm tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum
Kiểm tra - Giám sát

Nhiều sai phạm tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum

Thanh tra tỉnh Kon Tum mới ban hành thông báo công khai kết luận thanh tra việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước; việc áp dụng giá nước sạch đối với các hộ sản xuất vật chất và kinh doanh tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum và chỉ ra nhiều sai phạm.