Hơn 2.300 xe Lexus do Toyota Việt Nam phân phối trong diện thu hồi để thay thế bộ phản xạ đèn pha

Ngày 10.2, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) thông báo chương trình thu hồi để kiểm tra và thay thế bộ phản xạ đèn pha trên các mẫu xe Lexus do Công ty ô tô Toyota Việt Nam nhập khẩu và phân phối chính thức.

Theo đó, tổng cộng 2.386 xe thuộc các dòng ES250, ES300h, RX350, RX450h, RX500h, LX600, LS500 và LS500h nằm trong diện bị ảnh hưởng. Những xe này được sản xuất từ năm 2019 đến 2023, có nguy cơ lỗi bộ phản xạ đèn pha khiến hệ thống chiếu sáng hoạt động không ổn định.

screen-shot-2025-02-11-at-150354.png
Thông tin thu hồi các loại xe Lexus

Theo Lexus, các xe ảnh hưởng có trang bị cụm đèn phía trước bao gồm đèn pha thích ứng LED, giúp tối ưu hóa chiếu sáng của đèn pha trong khi lái xe. Một bộ phản xạ được quay bởi mô tơ để phân bổ vùng chiếu sáng và khuếch đại cường độ của đèn LED. Trong quá trình sử dụng, bộ phản xạ trong cụm đèn pha có thể bị nứt theo thời gian và tách khỏi mô tơ điều khiển. Nếu lỗi này xảy ra, hệ thống đèn pha thích ứng có thể bị vô hiệu hóa, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái khi di chuyển vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng. Trên một số xe, khi chức năng chiếu xa được kích hoạt thủ công, đèn pha có thể chỉ sáng ở một bên, làm giảm hiệu quả chiếu sáng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Chương trình thu hồi sẽ được thực hiện tại tất cả các đại lý Lexus trên toàn quốc từ ngày 24.1.2025 đến 24.1.2028. Thời gian kiểm tra và thay thế dao động từ 0,4 đến 6,5 giờ, tùy thuộc vào mẫu xe và mức độ ảnh hưởng của lỗi. Việc kiểm tra khắc phục hoàn toàn miễn phí.

Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.