Hơn 100 nhà khoa học, nhà quản lý bàn về chính sách quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ một số kết quả nghiên cứu ban đầu của Dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam”; thảo luận, tham vấn các giải pháp về quản lý và chính sách nhằm quản lý bền vững rác thải nhựa.

Dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” (Dự án 3SIP2C) vừa phối hợp với Hội nghị Quốc tế “3rd International Vietnam Conference on Earth and Environmental Sciences” tổ chức Hội thảo “Plastics - Issues, Research results and Solution”. 

Hội thảo gồm 3 phần chính: hội thảo chuyên đề về nhựa, thảo luận bàn tròn về chính sách quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam và triển lãm về rác thải nhựa.

Dự án 3SIP2C do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) tài trợ thông qua Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên (NERC) thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo - Vương quốc Anh (UKRI).

Dự án được thực hiện bởi Đại học Heriot-Watt (Vương quốc Anh) và 6 đối tác tại Việt Nam, bao gồm: Trường Đại học Phenikaa, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nộị), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thuỷ sản; Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản; và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.

Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn về nguồn phát sinh rác thải nhựa đại dương và đánh giá tác động của ô nhiễm rác thải nhựa đến các hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch, sức khoẻ hệ sinh thái và con người. Từ đó, đề xuất chính sách và giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển tại Việt Nam và các ngành kinh tế liên quan như thủy sản, du lịch,...

Hội thảo "Plastics - Issues, Research results and Solution” được tổ chức nhằm chia sẻ một số kết quả nghiên cứu ban đầu của dự án; thảo luận, tham vấn các giải pháp về quản lý và chính sách nhằm quản lý bền vững rác thải nhựa.

Hơn 100 nhà khoa học, nhà quản lý tham dự Hội thảo về quản lý rác thải nhựa -0Hơn 100 nhà khoa học, nhà quản lý tham dự Hội thảo về quản lý rác thải nhựa -1Hơn 100 nhà khoa học, nhà quản lý tham dự Hội thảo về quản lý rác thải nhựa -2
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có khoảng 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực khoa học trái đất, môi trường, chính sách, thủy sản...

Các đại diện tham gia hội nghị Bàn tròn nhằm tham vấn các giải pháp về quản lý và chính sách nhằm quản lý bền vững rác thải nhựa bao gồm: Trung Ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, Sở Tài Nguyên và Môi trường Nam Định, Ban quản lý Vịnh Cát Bà, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà.

Hội thảo còn có sự tham dự của Hiệp hội Tái chế Chất thải Việt Nam, Mạng lưới Kinh tế Tuần Hoàn và Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế; các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các trường đại học trong nước và quốc tế như: Đại học Ateneo De Manila (Philipine), Đại học Mindanao (Philipine), như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại Fulbright Việt Nam; đại diện lãnh đạo các cơ quan triển khai dự án phía Việt Nam và các nhà khoa học là thành viên dự án.

Tại Hội thảo, GS.TS. Thomas Wagner (Đại học Heriot- Watt) đã có bài trình bày tổng quan về “Thách thức toàn cầu về nhựa” (The global plastic challenge). Bài trình bày mở đầu cho phiên hội thảo chuyên đề về Nhựa, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Ngô Thị Thuý Hường - đồng Giám đốc Dự án tại Việt Nam (Trường Đại học Phenikaa).

Các nhà khoa học đến từ các cơ quan, trường đại học và dự án 3SIP2C đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu phản ánh các thách thức khác nhau liên quan đến rác thải nhựa.

Trong buổi thảo luận bàn tròn về chính sách quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam, các đại biểu đã trao đổi thảo luận liên quan đến 5 chủ đề thông qua các câu hỏi nghiên cứu như: Chủ đề 1: Rác thải nhựa tại khu vực ven biển ở Việt Nam phát sinh từ đâu? Đã có chính sách về kiểm soát các nguồn phát sinh này chưa? Chủ đề 2: Tại khu vực ven biển rác thải nhựa thường tích tụ ở đâu? Chính sách quản lý hiện nay có các giải pháp cụ thể đổi với khu vực tích tụ rác thải nhiều hay không?;

Chủ đề 3: Tác động của rác thải nhựa đối với khu vực ven biển của Việt Nam là gì? Đã có những chính sách nào để giảm thiểu tác động đối với khu vực ven biển? Chủ đề 4: Các thách thức để giảm thiểu rác thải nhựa tại các cộng đồng ven biển là gì? Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu-đào tạo và các khối tư nhân như thế nào? Chủ đề 5: Đâu là giải pháp chính sách (cấp trung ương và cấp địa phương) để giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến các cộng đồng ven biển ở Việt Nam?

Tại hội thảo, dự án 3SIP2C cũng triển lãm tác phẩm nghệ thuật trưng bày về rác thải nhựa, tác phẩm mô phỏng thành phần và tỷ lệ các loại rác thải nhựa thu được tại bãi biển Giao Hải, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày các sản phẩm thu được thông qua hoạt động gắn kết cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rác thải nhựa. Tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm sáng tạo từ cộng đồng sẽ góp phần truyền tải thông tin khoa học về hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam theo cách tiếp cận mới, gần gũi hơn với cộng đồng.

Thông qua Hội thảo, Dự án đã nhận được nhiều đóng góp ý kiến quý báu cho các hoạt động triển khai trong thời gian sắp tới và các giải pháp về quản lý và chính sách nhằm quản lý bền vững rác thải nhựa. Các đại biểu tham dự đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của Dự án đối với vấn đề quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam.

Một số ý kiến từ đại biểu nhấn mạnh đến thông tin, số liệu để giám sát hiệu quả thực hiện các chính sách và mong muốn được kế thừa các kết quả của dự án sau này để phục vụ tốt hơn công tác xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rác thải nhựa tại địa phương.

Giáo sư Thomas Wagner - đại diện nhóm thực hiện dự án khẳng định kết quả nghiên cứu của Dự án 3SIP2C góp phần làm rõ hơn về nguồn phát sinh rác thải nhựa đại dương và tác động của rác thải nhựa đến các hoạt động kinh tế - xã hội của các cộng động cư dân ven biển, chất lượng môi trường, sức khoẻ của hệ sinh thái và con người.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án sẽ đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển tại Việt Nam.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".