Hồi ức 40 năm Hiệp định Paris
Vào giữa năm 1968, được phổ biến Paris được Chính phủ và nhân dân trong nước chọn là nơi sẽ diễn ra Hội nghị về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp cảm nhận đây là một vinh dự to lớn đồng thời là một trách nhiệm nặng nề đặt lên vai mình.
![]() Việt kiều tại Pháp chào đón đoàn ngoại giao Chính phủ Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam |
Vào giữa năm 1968, được phổ biến Paris được Chính phủ và nhân dân trong nước chọn là nơi sẽ diễn ra Hội nghị về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp cảm nhận đây là một vinh dự to lớn đồng thời là một trách nhiệm nặng nề đặt lên vai mình.
Công tác đặt ra rất đa dạng, đòi hỏi một sự huy động hầu như tổng lực, ở Paris và cả ở các chi hội trên toàn nước Pháp.
Các anh chị bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ phân công nhau túc trực việc bảo đảm sức khỏe cho hai phái đoàn đàm phán bất luận lúc nào, ngày hay đêm.
Một số khác được phân công nắm tình hình, dư luận xung quanh diễn biến của hội nghị.
Ban văn nghệ của phong trào cũng sẵn sàng tham gia vào công tác tuyên truyền, và hỗ trợ các đoàn văn công trong nước sang biểu diễn.
+ Đó là ngày Bác Hồ qua đời. Nỗi đau thật vô bờ. Mỗi câu chữ trong Di chúc của Bác như khắc vào tâm khảm. Câu thơ Tết của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” lại càng nung nấu kiều bào! Ở giờ phút đau thương này, hơn bao giờ, phong trào nguyện xứng đáng với Người đã sáng lập ra tiền thân của phong trào, Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp cách đó nửa thế kỷ, năm 1919.
+ Đó là ngày 27.1.1973, ngày ký kết Hiệp định Paris.
Phải chứng tỏ cho dư luận thế giới rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa người Việt Nam mà là do chính sách hiếu chiến và can thiệp của Hoa Kỳ. Cờ của Việt Nam dân chủ cộng hòa và cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải tràn ngập cờ của chính quyền Sài Gòn nếu nó xuất hiện, đồng thời tránh mọi khiêu khích và xô xát. Và điều đó đã được thực hiện!
![]() Việt kiều và bạn bè quốc tế chờ đón đoàn Ngoại giao Việt Nam sang ký Hiệp định Paris trên phố Kléber |
Những kỷ niệm không bao giờ quên
Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ ba hình ảnh về đồng chí Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của đoàn đàm phán nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: nét mặt tập trung suy nghĩ và bước đi đều “như đo như đếm” trong sân của Trường Đảng Maurice Thorez ở Choisy le Roi, được Đảng Cộng sản Pháp thu xếp làm nơi ở và làm việc của đoàn; nét mặt khi đồng chí gặp lại Kissinger sau 12 ngày đêm Mỹ dội bom Hà Nội; và nét mặt thân thương gần gũi khi đồng chí gặp gỡ kiều bào.
Hình ảnh đầu tiên gợi cho tôi liên nghĩ tới những năm tháng đồng chí đã trải qua, trui rèn trong ngục tù của đế quốc. Hình ảnh đó là biểu tượng của niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng, đạt được qua từng bước vững chắc.
Nét mặt thứ hai đối với tôi thể hiện vừa sự kiên định, vừa sự căm ghét, khinh miệt thói lật lọng, tráo trở đầy tội lỗi. Tôi hiểu thêm phần nào quyết định của đồng chí khi không nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973 cùng chia sẻ với Kissinger.
Ba hình ảnh trên đây, cùng với những năm tháng phong trào Việt kiều được tiếp xúc với đồng chí, đồng chí Xuân Thủy, đồng chí Nguyễn Thị Bình và các đồng chí khác trong hai đoàn đàm phán, là một phần đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của chúng tôi, là những bài học rất cần cho công tác đối ngoại mà suốt đời chúng tôi không bao giờ quên.
Mừng Xuân Đoàn Kết
Gs.Tskh.Nguyễn Ngọc Trân
Nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Trí thức Việt Nam tại Pháp (1968 - 1976)
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại