Hội thảo tổng kết dự án trẻ em gái vị thành niên được bảo vệ khỏi bạo lực

Ngày 10.1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Trẻ em gái vị thành niên được học tập và được bảo vệ khỏi bạo lực trên cơ sở giới trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19”. 

Được triển khai từ tháng 3.2023 đến tháng 2.2025 tại hai huyện Yên Minh và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với sự tài trợ của Tập đoàn Beiersdorf thông qua văn phòng Plan International CHLB Đức, dự án hướng tới mục tiêu nâng cao kiến thức và năng lực cho trẻ vị thành niên, hỗ trợ các em tiếp cận giáo dục, qua đó ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới. Song song với đó, dự án đồng thời tập trung hỗ trợ trường học và cộng đồng địa phương cải thiện môi trường học tập hướng tới chất lượng đồng đều và thân thiện với trẻ em, giúp các em tự tin tiếp tục đến trường sau đại dịch Covid-19.

Trong 2 năm thực hiện, các hoạt động của dự án đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận với hơn 110 cán bộ ngành giáo dục và chính quyền địa phương tham gia trực tiếp; 5.540 phụ huynh và 4.199 học sinh hưởng lợi từ các chương trình truyền thông và giáo dục. Đặc biệt, 237 giáo viên, trong đó có 142 giáo viên cốt cán đã được tập huấn chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ tâm lý học sinh. Ngoài ra, 3 trường học tại Lao Và Chải, Lũng Pù và Giàng Chu Phìn đã được xây mới nhà vệ sinh, trong khi toàn bộ 8 trường của dự án cũng đồng thời được hỗ trợ tu bổ các công trình lớp học, khu vệ sinh song song với nâng cấp cơ sở vật chất như mái che, khu lưu trú và bổ sung trang thiết bị học tập.

3bfc7a1ad4dd688331cc.jpg
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang ông Lâm Thế Hùng phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang ông Lâm Thế Hùng chia sẻ: “Dự án được khơi nguồn ý tưởng và triển khai thực hiện trong một bối cảnh rất đặc biệt mà giờ đây khi ngồi lại với nhau để nhìn lại, chúng ta tưởng như vừa mơ một giấc. Tại thời điểm đó, khi dịch Covid-19 vừa qua đi, tình hình kinh tế xã hội trong cộng đồng cũng như tại các nhà trường của tỉnh Hà Giang đã khó khăn lại ngày càng trở nên khó khăn hơn nữa. Trong bối cảnh đó, xuất phát từ yêu cầu thực tế cần có những biện pháp và những hành động thiết thực, kịp thời nhằm bảo vệ trẻ em trong bối cảnh khẩn cấp đó cũng như chuẩn bị cho những tình huống tương tự trong tương lai.” Theo ông Hùng, những kết quả đạt được từ dự án không chỉ mang tính cấp thiết trong thời điểm hiện tại mà còn là nền tảng để phát triển bền vững các dịch vụ hỗ trợ trẻ em tại địa phương.

Quyền Giám đốc Quốc gia Plan International Việt Nam bà Lê Quỳnh Lan nhấn mạnh: “Đầu tư vào con người, đầu tư vào giáo dục là một hành trình rất dài, kết quả có thể không thấy ngay nhưng chúng ta đều biết là hướng tới sự bền vững. Có mặt ở tỉnh Hà Giang hơn 15 năm, Plan International rất mong muốn được nối dài hành trình đồng hành với các cơ quan chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp – từ cấp trung ương tới cấp địa phương, đồng hành cùng các đối tác và các nhà trường để cùng nhau, chúng ta thúc đẩy các mảng dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường học, thúc đẩy quyền trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới – xây dựng cho các em một tương lai tươi sáng và bền vững hơn.”

cac-dai-bieu-chup-anh-luu-niem-sau-hoi-thao.jpg
Các đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm.

Trong phần thảo luận, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc bà Lê Thị Tho cho biết, những nội dung của dự án như tuyên truyền phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực trong môi trường học đường hay nâng cao chất lượng mô hình phòng tham vấn học đường đều nằm trong nhiệm vụ giáo dục của các nhà trường và của ngành giáo dục. Vì thế, ngay cả khi dự án đã kết thúc, những kết quả này, những kiến thức và kỹ năng này vẫn sẽ tiếp tục áp dụng và triển khai trong những năm tới để phát huy. Bà Tho khẳng định, các nhà trường tại Mèo Vạc sẽ nỗ lực duy trì và mở rộng những bài học quý báu từ dự án để tạo môi trường học tập an toàn và bình đẳng hơn cho học sinh.

Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau đánh giá các kết quả đạt được từ dự án, đồng thời chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu. Những kết quả này không chỉ phản ánh sự thành công trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học ở Hà Giang, mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển các mô hình bảo vệ trẻ em tại các địa phương khác trong tương lai.

Xã hội

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Cán bộ NHCSXH Cẩm Khê đồng hành với các hộ vay
Xã hội

Đổi thay ở Cẩm Khê, Phú Thọ

Quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại diện mạo mới cho Cẩm Khê, huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ; trong đó, không thể không nhắc đến nguồn vốn tín dụng chính sách, với vai trò là công cụ trụ cột trong giảm nghèo và là đòn bẩy giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo.
Đời sống

Gia Lai tập trung nguồn lực giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh Gia Lai là 595.496 triệu đồng đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội
Giao thông

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội

Liên ngành Công an thành phố - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông cho xe ra vào nội đô theo 6 hướng ra vào Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024

Tết Nguyên Đán cận kề, niềm vui và hạnh phúc đang rộn ràng khắp làng quê với những vụ mùa thắng lớn nhờ NPK Cà Mau, những giải thưởng giá trị từ mùa vàng thắng lớn 2024. Trong livestream số 14 của chương trình tổ chức mới đây, thần tài đã ghé thăm mang đến may mắn và hy vọng về một năm mới bừng sáng, khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia
Xã hội

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, bệnh nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái. Đây là một phần của Chương trình "Không để ai bị bỏ lại phía sau - Xuân Ất Tỵ" - hoạt động nhân văn, đầy ý nghĩa mà BHXH Việt Nam phát động hằng năm nhằm chăm lo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Hà Nội: Khánh thành công trình bích họa bảo vệ gấu tại huyện Phúc Thọ
Xã hội

Hà Nội: Khánh thành công trình bích họa bảo vệ gấu tại huyện Phúc Thọ

Ngày 20.1 vừa qua, tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Tổ chức Động vật Châu Á chính thức khánh thành công trình bích họa đường phố. Đây là một dự án nghệ thuật cộng đồng đầy ý nghĩa, nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi
Xã hội

Bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi

Trong những năm qua, bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Mới đây, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từ ngày 1.7.2025 người già không lương hưu từ đủ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng.