Hội thảo Tính thương tích của Bộ luật Hình sự với các công ước quốc tế về nhân quyền
Ngày 25/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả báo cáo nghiên cứu, đánh giá tính thương tích của Bộ luật Hình sự với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.
Cùng với quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc… Theo các Công ước này, quyền con người được trong mọi lĩnh vực phải được các quốc gia tôn trọng và bảo vệ bảo gồm cả các quyền được bảo đảm bởi pháp luật hình sự như quyền sống, quyền xin ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt, quyền không bị tra tấn, đối xử một cách tàn ác…
Từ việc đối chiếu giữa các quy định hiện hành của Bộ luật Hình sự và quy định tại Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đại diện từ Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân… đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự như nghiên cứu hình sự hóa một số hành vi đang xảy ra phổ biến trong thực tiễn thi hành (quấy rối tình dục người chưa thành niên; dâm ô với người chưa thành niên; hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội); bổ sung một số tình tiết tăng năng định khung của các tội mà nạn nhân là người chưa thành niên, nhiều người giao cấu một người…; thực hiện quán triệt nguyên tắc “việc tước quyền tự do chỉ là biện pháp cuối cùng và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể”…