Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”

Chiều 9.7, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia - những tồn tại, bất cập và kiến nghị”, nhằm phục vụ cho việc thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Hội thảo.

Cùng dự và chủ trì có: Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn; Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Minh Hiệp.

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu khai mạc hội thảo 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2007 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Luật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại toàn cầu.

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
Toàn cảnh hội thảo

Qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam đưa hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và số lượng, phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững đòi hỏi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đổi mới một số chính sách. 

“Trong đó, đổi mới về tổ chức, hoạt động của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và nhân lực hoạt động trong hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là yếu tố quan trọng, mang tính động lực thúc đẩy cho hiện thực hóa các nhiệm vụ nêu trên” - Chủ nhiệm UB Lê Quang Huy nhấn mạnh.

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại hội thảo 

Đồng chủ trì và điều hành tại hội thảo, Ủy viên thường trực Ủy ban Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị các đại biểu đại diện Ban kỹ thuật và tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, hội, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn tập trung thảo luận về trách nhiệm, quyền hạn, tổ chức hoạt động của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam; so sánh với Ban Kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO); nguyên tắc, mô hình của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với các thành viên.

Đồng thời, làm rõ những khó khăn, giải pháp trong việc đề cử, chính sách hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia tiêu chuẩn Việt Nam tham gia Ban Kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia (mô hình của Trung Quốc, Liên minh châu Âu...), đề xuất, kiến nghị với Việt Nam; vai trò của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam; thực trạng và nguồn kinh phí hoạt động Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam; hoạt động tư vấn kỹ thuật của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam trong việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nhà nước; Vai trò của thành viên Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn lĩnh vực quốc phòng, lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước; bất cập, hạn chế khi thực thi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật…

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
PGS. TS Nguyễn Phan Thiết - Trưởng ban kỹ thuật TCVN/ TC 165 Gỗ và kết cấu gỗ phát biểu 

Tham gia thảo luận tại hội thảo, Trưởng ban kỹ thuật TCVN/TC 165 Gỗ và kết cấu gỗ, PGS. TS Nguyễn Phan Thiết cho rằng: Các thành viên Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia. Đây là các chuyên gia có năng lực về chuyên môn, nhưng kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn chưa nhiều. Cho nên, một mặt họ cần được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn, mặt khác cần được cập nhật kiến thức thường xuyên...

PGS. TS Nguyễn Phan Thiết đề nghị, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa trong nước thông qua các hoạt động đào tạo trong nước và quốc tế nhằm giúp các thành viên Ban Kỹ thuật có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm thế giới, góp tiếng nói trong các diễn đàn tiêu chuẩn hóa quốc tế, nâng vị thế của Việt Nam. Xây dựng các loại hình đào tạo đa dạng cho các thành viên Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia…

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
Thành viên Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 11 Nồi hơi và bình chịu áp lực, TS. Nguyễn Quyết Thắng phát biểu 

Cùng quan điểm, theo thành viên Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 11 Nồi hơi và bình chịu áp lực, TS. Nguyễn Quyết Thắng, Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đã cho thấy vai trò là tổ chức quan trọng, đóng góp rất lớn trong công tác tham mưu, tư vấn, biên soạn, thẩm định Tiêu chuẩn Quốc gia và các hoạt động khác liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động nhiều năm, Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia cần nâng cao hơn nữa vai trò trong công tác tư vấn xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện. Việc các bộ, ngành tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia là rất phù hợp vì đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của từng ngành, đồng thời huy động được nguồn lực của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng tiêu chuẩn…

Hội thảo “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”
Nguyên Viện trưởng Viện cơ khí Đại học Bách Khoa Hà Nội, GS.TS Phạm Văn Hùng phát biểu 

Ở góc nhìn khác, nguyên Viện trưởng Viện cơ khí Đại học Bách Khoa Hà Nội, GS.TS Phạm Văn Hùng cho rằng: Hầu hết các trường đại học không tiếp cận với tiêu chuẩn kỹ thuật, đây cũng là rào cản lớn nhất đối với công tác phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật.

Cũng theo ông Phạm Văn Hùng, hầu như chương trình đạo tạo của trường đại học không đề cập đến việc đưa tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành công cụ hội nhập quốc tế và đào tạo cho sinh viên. Vì vậy, cần đưa tiêu chuẩn kỹ thuật vào chương trình đào tạo tại các trường đại học. Qua đó, giúp phổ biến hơn nữa tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các ngành nghề đào tạo. Đây là tồn tại, hạn chế lớn nhất cần khắc phục.

Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cảm ơn các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo. Đồng thời, đề nghị cơ quan chuyên môn có liên quan của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu đầy đủ nội dung góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nói chung cũng như các quy định về Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nói riêng.  

Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu
Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm các Đoàn Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đa số các ĐBQH cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng và đáp ứng điều kiện về sức khỏe, năng lực. Điều này sẽ vừa giúp sĩ quan đảm bảo quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Chỉ quy định những vấn đề lớn trong luật

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 28.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay các vấn đề chuyển đổi rất nhanh, nếu quy định chi tiết quá thì sẽ rất vướng. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là dự luật đầu tiên đánh dấu tư tưởng, tư duy đổi mới, tức là trong luật chỉ quy định những vấn đề lớn, còn lại giao Chính phủ và cấp có thẩm quyền phù hợp quy định.

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội
Thời sự Quốc hội

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2014 quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng phụ cấp nhà ở và chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ, nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Do vậy, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, trong lần sửa đổi này, cần quy định cụ thể theo từng đối tượng được hưởng chính sách này. 

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"

Chiều 28.10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 11 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sơn La) đều nhất trí rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan quân đội là phù hợp

Chiều 28.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan quân đội giúp phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu đến 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại phiên họp chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này, nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp Tổ chiều 28.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Linh hoạt, ủy quyền, phân cấp cho Bộ Quốc phòng

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tinh thần đổi mới cách thức xây dựng pháp luật của Quốc hội: đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn lại sẽ giao cho Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Khắc phục việc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa Luật Đất đai và các luật có liên quan

Đây là yêu cầu được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh trong phát biểu kết luận phiên thảo luận tại Hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 chiều nay, 28.10. 

ĐBQH Trần Thị Thanh Hương (An Giang) phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cần chính sách cụ thể với phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp

Tiếp tục thảo luận chuyên đề giám sát tối cao về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phân bổ và xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cần được nghiên cứu, đánh giá xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học thực tiễn sao cho thực sự phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại các địa phương. 

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cần có quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê

Để phát triển nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có chỗ ở, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà cho thuê mà phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê, theo đó, có thể hình thành quỹ này từ tiền thu 2% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại.