Hội thảo quốc tế ICECH 2024: Sức mạnh của dữ liệu trong quyết định chiến lược kinh doanh

Tham dự hội thảo quốc tế ICECH 2024 có hơn 100 đại biểu của các quốc gia Đức, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Newzeland, Việt Nam...dự trực tiếp và trực tuyến.

Ngày 1 – 2.11.2024, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 12 về các thách thức mới nổi: Chiến lược bền vững trong nền kinh tế dựa trên dữ liệu (ICECH 2024).

picture1.jpg
Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu của các quốc gia Đức, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Newzeland, Việt Nam... theo hình thức trực tuyến và trực tiếp

Hội thảo quốc tế thường niên ICECH đã có lịch sử 12 năm, là diễn đàn uy tín cho các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam và quốc tế đến chia sẻ, đưa ra những giải pháp cho nền kinh tế mới nổi.

ICECH lần thứ 12 tiếp tục nhận được sự quan tâm và tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới. Qua 12 lần tổ chức ICECH ngày càng tạo được tiếng vang trong giới học thuật trong nước và quốc tế, thu hút và tụ hội được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến trình bày, thảo luận các nghiên cứu về việc xây dựng các chiến lược bền vững trong nền kinh tế toàn cầu.

Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu của các quốc gia Đức, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Newzeland, Việt Nam... theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hội thảo đã lựa chọn gần 200 báo cáo chất lượng nhất, phù hợp với chủ đề của hội thảo để trình bày trong các phiên thảo luận chính thức của hội thảo, bên cạnh 3 bài báo cáo chính từ các diễn giả hàng đầu.

Các bài nghiên cứu tập trung sâu vào chủ đề về Kinh tế dựa trên dữ liệu; Quản trị chiến lược và Luật kinh doanh; Chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử và Tiếp thị; Tài chính và Ngân hàng bền vững; Đổi mới và Công nghệ; Kế toán và Kiểm toán.

Ba diễn giả chính của Hội thảo đã trình bày nghiên cứu về về tác động của ESG (bộ 3 tiêu chuẩn Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp) đến hoạt động mua bán và sáp nhập trên toàn cầu; tác động của Greenwashing (Tẩy xanh, làm giả quảng cáo xanh) đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp; hay cách dữ liệu lớn có thể được tận dụng để tạo ra hệ thống chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường và giảm thiểu lãng phí.

picture4.jpg
Phiên thảo luận bàn tròn thu hút sự quan tâm của người tham dự

Trong phiên bàn tròn với chủ đề “The Power of Data in Business Strategic Decisions”, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thảo luận về chủ đề tích hợp trí tuệ nhân tạo vào tương tác với khách hàng, chiến lược quốc gia của Việt Nam và Singapore về biến đổi số, và những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi áp dụng phân tích dữ liệu vào kinh doanh.

Các bài báo gửi về Hội thảo sẽ có cơ hội được được xuất bản trên các tạp chí khoa học uy tín như The Journal of Sustainable Finance & Investment (JSF&I) (Q1), International Review of Economics and Finance (SSCI, Q2, IF=3.399) (IREF), Pacific Asia of the Association for Information Systems (ESCI), Journal of Asian Business and Economic Studies (JABES) (Scopus; ESCI-WoS)...

picture5.jpg
Các bạn sinh viên tự tin trình bày nghiên cứu trong Hội thảo quốc tế ICECH 2024

Như vậy, với chủ đề trọng tâm “nền kinh tế dựa trên dữ liệu”, Hội thảo quốc tế ICECH lần thứ 12 góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, cùng chia sẻ được nhiều ý tưởng, cũng như các giải pháp, đặc biệt là vấn đề sử dụng dữ liệu để phát triển nền kinh tế bền vững.

Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; phấn đấu có 40% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng.

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.