Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 6.8, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì hội thảo.

Theo đại diện Bộ Công Thương, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã kế thừa các quy định của Luật Điện lực hiện hành và có sửa đổi 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện; bỏ 4 điều về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực, thanh tra điện lực.

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Ngọc

Dự thảo Luật gộp 4 điều vào các điều khác, chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện. Bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế…

Các đại biểu cho rằng, mục đích cao nhất khi sửa đổi Luật Điện lực là bảo đảm an ninh năng lượng trong tình hình mới. Theo đó, việc sửa đổi cần lưu ý tới một số yếu tố như trước đây, các nguồn điện giữ vai trò bảo đảm an ninh cung cấp điện (thủy điện, nhiệt điện) thường do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư hoặc theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), nhưng trong giai đoạn tới sẽ thay thế vai trò các nguồn điện này bằng điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng... Do vậy, các nguồn điện này cần được quy định, thể chế hóa trong dự thảo Luật để bảo đảm tiến độ, chất lượng, an ninh cung cấp điện.

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: H.Ngọc

Điều 1 dự thảo Luật bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh đối với phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện (bao gồm cả việc điều hành giá điện và giá các dịch vụ về điện); vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện); quản lý nhà nước về điện lực. Tuy nhiên, liên quan đến giá điện và giá các dịch vụ về điện, có ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung 2 thành phần, gồm: giá công suất và giá điện năng.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi trân trọng cảm ơn các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cung cấp nhiều thông tin quan trọng để Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, xây dựng báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8 này. 

Chính trị

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh: Phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong kỷ nguyên mới.

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Ngày 12.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.