Hồi sinh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Sau 3 năm triển khai, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã hoàn thành. Với dự án này, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã tạo lập một hình mẫu về công tác khôi phục, bảo tồn di sản.

Sáng 21.12, tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Dự án thể hiện tinh thần đồng hành quyết tâm bảo tồn di sản của hai địa phương, nhằm tiếp tục bảo vệ, phát huy giá trị di tích với kỳ vọng di sản này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khách trong nước và quốc tế.

"Cái bắt tay lịch sử" để hồi sinh di tích

Hải Vân Quan từ lâu đã được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự. Nằm ở độ cao 490m trên dãy núi Hải Vân, Hải Vân Quan được xem là một trong những cửa ải hùng tráng bậc nhất Việt Nam. Vị trí của di tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Nam.

hvq3.jpg
Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Ảnh: TTBTDTCĐH

Hải Vân Quan mang nhiều giá trị về văn hóa lịch sử, cũng là thắng cảnh nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch của hai địa phương nói riêng và miền Trung nói chung. Với vai trò như cột mốc kết nối hai vùng du lịch Bắc và Nam Trung Bộ, di tích này mang giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy, ngày 14.7.2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Hải Vân Quan là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, Hải Vân Quan đã chứng kiến nhiều trận chiến khốc liệt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đồng thời, di tích này cũng chịu tác động nặng nề từ điều kiện khí hậu mưa nhiều, nắng gắt vô cùng khắc nghiệt, dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Chính quyền TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá Hải Vân Quan là tài nguyên du lịch độc đáo, có tiềm năng liên kết vùng và có thể trở thành "mỏ vàng" nếu được quản lý và khai thác một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy, hai địa phương đã thực hiện "cái bắt tay lịch sử" để hồi sinh di tích, thông qua việc xếp hạng và triển khai dự án trùng tu, bảo tồn Hải Vân Quan.

Điểm dừng chân không thể thiếu trên “Con đường di sản miền Trung”

Trong đợt trùng tu này, dự án tập trung phục hồi toàn diện các công trình kiến trúc, nhằm tái hiện vẻ đẹp và giá trị lịch sử của Hải Vân Quan. Khởi công ngày 19.12.2021, sau 3 năm, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng, mỗi địa phương đóng góp 50% từ nguồn ngân sách, đã được hoàn thành.

hvq1.jpg
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan” được phục hồi toàn diện. Ảnh: TTBTDTCĐH

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, “công trình này là tài sản chung vô giá, là biểu tượng của quan hệ đoàn kết, hợp tác tốt đẹp giữa Huế và Đà Nẵng. Đây cũng là nền tảng quan trọng để hai bên tiếp tục phối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong tương lai”.

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã hoàn thành. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi, “bước tiếp theo là quản lý và phát huy giá trị du lịch của di tích này thật tốt để xứng đáng với niềm kỳ vọng của nhân dân thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Bà Anh Thi cho biết, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND quận Liên Chiểu và các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế tham mưu lãnh đạo hai địa phương có kế hoạch, đề án quản lý, bảo vệ và phát huy di tích này, gắn kết với các di tích lịch sử, văn hóa của triều Nguyễn và sự kiện lịch sử trận đầu chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha 1858 - 1860 để tạo nên một tuyến tham quan ý nghĩa, là một điểm dừng chân không thể thiếu trên “Con đường di sản miền Trung”.

Hiện nay, hai địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan, như triển khai ứng dụng công nghệ (3D), phủ sóng wifi miễn phí tại điểm tham quan nhằm hỗ trợ du khách tìm hiểu thêm các giá trị di sản, cập nhật kịp thời các dịch vụ, tiện ích hiện có trong hành trình tham quan di tích quốc gia Hải Vân Quan; triển khai các hạng mục phụ trợ, đặc biệt là khu vực hậu cần dịch vụ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn và không gian trưng bày sản phẩm lưu niệm phục vụ khách đến tham quan…

Văn hóa - Thể thao

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Văn hóa

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Lần thứ 7 chương trình Tủ sách Nhân ái trở lại Bình Phước, trao tặng 12 tủ sách với 606 cuốn thuộc nhiều thể loại cho học sinh huyện biên giới Bù Gia Mập. Tính đến nay đã có hàng nghìn cuốn sách được trao tặng, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh Bình Phước.

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.