Hội nghị Tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thành công rất tốt đẹp; các tiêu chí, lĩnh vực đều vượt xa so với mục đích, yêu cầu đề ra. Triển lãm khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là độc lập, tự chủ và hội nhập; đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ; là bạn của tất cả các nước; đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp Quốc phòng Việt Nam.

Đó là khẳng định của Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tại Hội nghị Tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, do Bộ Quốc phòng tổ chức chiều 22.12 tại Hà Nội.

Tham dự Hội nghị còn có Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 - Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo triển lãm - Thượng tướng Lê Quang Minh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Bộ Quốc phòng.

Theo Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, qua Triển lãm, người dân tham quan có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, từ đó tin tưởng vào sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, sức mạnh của Quân đội ta. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm tự hào của mỗi cán bộ, chiến sĩ và sự gắn kết với nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Triển lãm đã nhận được những phản hồi tích cực, đánh giá cao của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và các đối tác gian hàng trong và ngoài nước trong công tác tổ chức, đón tiếp, lễ tân, hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật, vận chuyển vũ khí thiết bị kỹ thuật. Việc nhiều nước cử các đoàn Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội cấp cao tham dự Triển lãm thể hiện vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của các nước đối với các hoạt động đa phương do Việt Nam chủ trì.

3.jpg
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn trao bằng khen của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam tặng tập thể đạt thành tích xuất sắc tại triển lãm. Ảnh: Thảo Mộc

Thông tin về kết quả của triển lãm, Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chia sẻ, triển lãm được tổ chức trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 100.000m2, bao gồm: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 và Khu trưng bày thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân với sự tham gia trưng bày của các ban, bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế; tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng.

Tham gia trưng bày tại Triển lãm có 242 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp có liên quan trong nước, quốc tế; hơn 440 gian hàng trưng bày công nghiệp quốc phòng trong nhà và ngoài trời với đa dạng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, như: máy bay tiêm kích, máy bay vận tải; máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng, máy bay không người lái, tàu thủy, các hệ thống pháo, radar, súng, đạn, thiết bị tác chiến điện tử, mô phỏng, thông tin liên lạc, quang điện tử, hệ thống chỉ huy, điều khiển; sản phẩm kinh tế - quốc phòng, công nghệ, kết quả chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng vùng miền, làng nghề truyền thống.

Ban Tổ chức trưng bày 68 chủng loại khí tài trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam trên diện tích 10.530m2; trong đó, 2 sản phẩm là Tổ hợp tên lửa đối hạm VCM-B và một loại đạn thuộc Đề án A1. Tổng số vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghiệp quốc phòng Việt Nam trưng bày gồm 464 sản phẩm (tăng 155 sản phẩm so với năm 2022); trong đó, trưng bày trong nhà 457 sản phẩm (tăng 151 sản phẩm so với năm 2022); trưng bày ngoài trời (Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội) 7 sản phẩm với diện tích 1.600m2.

Gian hàng trưng bày trong nhà được chia thành các khu: khu vực do Tổng cục công nghiệp quốc phòng phụ trách trưng bày 383 sản phẩm (tăng 135 sản phẩm so với năm 2022) với diện tích 750m2 (tăng 300m2 so với năm 2022, tương đương 66%), trưng bày 7 nhóm; khu vực do Tập đoàn Viettel phụ trách, diện tích 1.045m2, trưng bày 74 sản phẩm do Tập đoàn nghiên cứu, phát triển (tăng 14 sản phẩm so với năm 2022); khu vực trưng bày của các doanh nghiệp Quân đội khác, tổng diện tích 384m2 (tăng 186m2, tương đương gần 100%).

Khu Trưng bày thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân với quy mô 8.200m2. Trong đó, Khu không gian văn hóa Việt Nam, diện tích 1.200m2; phần còn lại bố trí thành 3 phân khu chức năng với diện tích 7.000m2 (tăng 5.400m2 so với năm 2022). Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến lần đầu áp dụng trong trưng bày đã đem lại cho Triển lãm 2024 sự đổi mới về hình thức giới thiệu; qua đó, đã thu hút được đông đảo khách hàng và nhân dân đến tham quan, tìm hiểu.

Theo Ban Tổ chức, lễ khai mạc được tổ chức ấn tượng, thành công, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ; trên 1.000 đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội; 242 doanh nghiệp trong và ngoài nước, 66 đoàn khách quốc tế đến từ 39 quốc gia (tổng 49 nước tham dự Triển lãm); gần 12.000 cán bộ, chiến sĩ đến từ các cơ quan, đơn vị; 20 máy bay, gần 3.000 khí tài, 118 quân khuyển... tham gia phục vụ. Đặc biệt, tính đến 12h ngày 22.12, triển lãm đã đón hơn 260.000 lượt tham quan của nhân dân và khách chuyên ngành.

Trong khuôn khổ triển lãm, doanh nghiệp trong toàn quân đã tận dụng tốt cơ hội để trao đổi làm việc với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Ban Tổ chức đã bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội hơn 1.870 cuộc tiếp xúc, làm việc song phương để nghe giới thiệu sản phẩm, trao đổi lĩnh vực quan tâm. Đáng chú ý, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị 286,3 triệu USD; ký kết 17 thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ…

Tại Hội nghị, 120 tập thể và 214 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen; Tổng Tham mưu trưởng tặng Bằng khen cho 64 tập thể và 167 cá nhân; Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị tặng Bằng khen cho 62 tập thể và 136 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.