Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương với nhiều mối quan tâm

Ngày 26.8, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Thủ đô Nuku'alofa của Tonga với chương trình nghị sự kéo dài 4 ngày tập trung vào những thách thức về khí hậu và an ninh của khu vực.

Tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Phát biểu khai mạc, Thư ký diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa, nhấn mạnh: "Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương với nhiều mối quan tâm -0
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị. Ảnh: AFP

Các nhà lãnh đạo khu vực cũng kêu gọi các nước gây ô nhiễm có trách nhiệm đối với những tổn thất không tương xứng về khí hậu mà các nước quần đảo phải đối mặt. Phát biểu với AFP bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khí hậu Tuvalu Maina Talia lưu ý: "Các nước quần đảo sẽ tiếp tục yêu cầu các quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất phải hành động. Nước gây ô nhiễm phải trả tiền bồi thường cho những nước chịu hậu quả nặng nề nhất”.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres thừa nhận những ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu đối với khu vực Thái Bình Dương. Ông nêu rõ: "Những quyết định mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra trong những năm sắp tới sẽ quyết định số phận, trước hết là của người dân trên các quốc đảo Thái Bình Dương, sau đó là người dân ở những nơi khác”. Ông Antonio Guterres nhấn mạnh: "Nếu chúng ta cứu được Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cứu được thế giới".

Tại hội nghị này, lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thành lập quỹ thích ứng với Biến đổi Khí hậu của khu vực - ý tưởng đã gặp trở ngại do các khoản đóng góp từ nước ngoài được cho là rất cần thiết bị cạn kiệt.

Ngoài ra, họ cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi khỏi dầu mỏ, khí đốt và các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm cao khác. Bộ trưởng Tuvalu Talia cho biết: "Thế giới không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nếu không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ là ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch". "Thảm họa nối tiếp thảm họa, và chúng ta không có khả năng tái thiết, khả năng chống chọi với bão lũ và nhiều thảm họa thiên nhiên khác”.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ xem xét đề xuất của Australia đăng cai Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) vào năm 2026.

Vấn đề khai thác khoáng sản dưới biển sâu không nằm trong bất kỳ chương trình nghị sự chính thức nào của hội nghị này, nhưng có thể sẽ là một chủ đề được thảo luận sôi nổi bên lề hội nghị. Nước chủ nhà Tonga là quốc gia tiên phong trong việc mở rộng ngành công nghiệp mới nổi này, cùng với các thành viên khác của diễn đàn là Nauru và Quần đảo Cook. Nhưng những nước khác như Samoa, Palau và Fiji lại coi đây là một thảm họa môi trường và ủng hộ mạnh mẽ lệnh tạm dừng khai thác của quốc tế.

Ảnh hưởng địa chính trị

Bên cạnh vấn đề khí hậu, việc đoàn kết các nước quần đảo cũng được đặt ra trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn có khả năng gây ra tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia.

Phát biểu khai mạc, ông Baron Waqa lưu ý: “Chúng ta tụ họp tại thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu”. Ông Waqa cảnh báo: "Các nước quần đảo cần phải cảnh giác về các vấn đề an ninh khu vực", ám chỉ tình trạng cạnh tranh ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.

Reuters dẫn Báo cáo của Viện Lowy, Australia nhận định, những cú sốc địa chính trị có thể phá vỡ bối cảnh chính trị và an ninh của quần đảo Thái Bình Dương, đồng thời làm tổn hại đến sự đoàn kết của khu vực này.

Theo báo cáo của Viện Lowy, nhờ vị trí chiến lược, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của các cường quốc thế giới, bao gồm cả việc giám sát và kiểm soát các hoạt động hải quân trên khắp Thái Bình Dương.

Lưu ý sự cạnh tranh gay gắt giành ảnh hưởng trong khu vực giữa các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh Australia và Nhật Bản, báo cáo cảnh báo, lợi ích cạnh tranh giữa các quốc gia tài trợ đang đẩy quần đảo Thái Bình Dương đi theo các hướng khác nhau và có nguy cơ làm xao lãng các ưu tiên của khu vực.

Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Đối mặt với ván cờ lớn mới này, các quốc gia quần đảo Thái Bình Dương đã trở thành những nước ra giá ngoại giao và đang tận dụng sự cạnh tranh ngày càng tăng (giữa các cường quốc) để tối đa hóa lợi ích phát triển của mình”.

Cuộc khủng hoảng ở New Caledonia

Thách thức an ninh cấp bách khác mà các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương phải đối mặt là cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết tại vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp.

Mới đây, các cuộc bạo loạn đã nổ ra tại New Caledonia sau khi Quốc hội Pháp thông qua một dự luật cho phép những công dân Pháp sống trên đảo trên 10 năm được quyền bỏ phiếu. Những người bản địa ở New Caledonia lo ngại sửa đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền tự quyết của vùng lãnh thổ.

Sự kiện ở New Caledonia đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nước láng giềng ở Thái Bình Dương, nơi có nhiều quốc gia là cựu thuộc địa và họ vô cùng tự hào về quyền tự quyết khó khăn mới giành được của mình.

"Chúng ta phải đạt được sự đồng thuận về tầm nhìn về một khu vực hòa bình và an ninh", Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni phát biểu tại Hội nghị. "Chúng ta phải tôn vinh thành quả của tổ tiên về quyền tự quyết, kể cả ở New Caledonia”.

Thế giới 24h

Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Quốc tế

Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép

Nhật Bản đang thực hiện bước đi đột phá trong chiến lược tích hợp công nghệ dân sự và quân sự thông qua sáng kiến xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép. Với sự bảo trợ từ Bộ Quốc phòng (MoD) và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI), chiến lược này không chỉ nhằm tăng cường năng lực quốc phòng, mà còn hướng tới củng cố khả năng phục hồi kinh tế của xứ sở Phù tang trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ và bất ổn địa chính trị gia tăng.

Anh lập quỹ để phân phối lại thực phẩm dư thừa: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn
Thế giới 24h

Anh lập quỹ để phân phối lại thực phẩm dư thừa: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

Các bộ trưởng thuộc Công đảng cầm quyền đã ủng hộ kế hoạch lập quỹ trị giá 15 triệu bảng Anh để phân phối lại thực phẩm từ các trang trại vốn bị lãng phí, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh. Khoản tiền tài trợ sẽ được dùng để đóng gói lại thực phẩm bị lãng phí và chuyển đến các ngân hàng thực phẩm và tổ chức từ thiện.

Thêm biến động chính trị khi Quốc hội Hàn Quốc chuẩn bị luận tội quyền Tổng thống
Thế giới 24h

Thêm biến động chính trị khi Quốc hội Hàn Quốc chuẩn bị luận tội quyền Tổng thống

Trong ngày 27.12, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Thủ tướng Han Duck-soo, người đang giữ quyền Tổng thống thay cho Tổng thống vừa bị luận tội Yoon Suk Yeol sau khi phe đối lập Hàn Quốc trình kiến nghị ngày 26.12. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần thứ hai Hàn Quốc luận tội nguyên thủ trong vòng vỏn vẹn hai tuần.

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến
Quốc tế

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến

Chính phủ Italy vừa soạn thảo một dự luật nhằm xử lý vấn nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của các đánh giá trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm cạnh tranh công bằng trong ngành du lịch và dịch vụ.

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng
Thế giới 24h

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng

Đảng đối lập chính của Hàn Quốc đã quyết định sẽ hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng Han Duck-soo, đến cuối tuần này, do lo ngại nguy cơ bất ổn chính trị gia tăng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đất nước đang chao đảo vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật vào ngày 3.12 của Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội.

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi
Thế giới 24h

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi

Nạn đói toàn cầu đang gia tăng trong khi tổng viện trợ nhân đạo từ các quốc gia giàu có cho Liên Hợp Quốc (LHQ) đang giảm dần. Các cơ quan cứu trợ lo ngại nguồn ngân sách hỗ trợ để giải quyết nạn đói sẽ càng eo hẹp nhà tài trợ hàng đầu Hoa Kỳ có thể cắt giảm mạnh viên trợ trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động
Thế giới 24h

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động

Trong quyết định mang tính bước ngoặt, Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn Luật Công bằng an sinh xã hội, mở rộng quyền lợi an sinh xã hội cho gần 3 triệu người lao động. Dự luật này đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo 76-20 và hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Joe Biden để chính thức trở thành luật.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.