Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ 2024: Chia tay để tiếp nối

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, Australia và Nhật Bản tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình tại Wilmington, bang Delaware vào ngày 21.9 tới. Cuộc họp lần này dự kiến tập trung tăng cường hội tụ chiến lược giữa các nước thành viên, thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mang lại lợi ích cụ thể cho các đối tác ở khu vực này.

bv1.jpg
Các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh bốn bên (Quad) gặp nhau tại Tokyo, Nhật Bản tháng 5.2022. Ảnh: Indian prime minister's Office/Wikipedia

Đón tiếp tại quê nhà

Hội nghị thượng đỉnh sẽ đánh dấu cuộc gặp trực tiếp lần thứ tư của ông Joe Biden với Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ban đầu hội nghị dự kiến ​​tổ chức tại Ấn Độ, song sau đó đã được chuyển đến Mỹ để phù hợp với lịch trình các nhà lãnh đạo thế giới tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York.

Quyết định đăng cai cuộc gặp với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Australia, Ấn Độ và Nhật Bản tại Wilmington thay vì New York, phản ánh cách tiếp cận ngoại giao mang tính cá nhân của ông Joe Biden, thể hiện cam kết chắc nịch của ông trong việc duy trì và củng cố các liên minh của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Đây cũng là lần đầu tiên ông Joe Biden tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới tại quê nhà kể từ khi nhậm chức.

“Mỏ neo” quan trọng

Quad là quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, được cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất vào năm 2007 và đã phát triển thành một liên minh ngoại giao và quân sự quan trọng nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và toàn diện.

Bên cạnh việc hợp tác an ninh, Quad còn tham gia các cuộc tập trận quân sự chung, chia sẻ thông tin tình báo và các sáng kiến ​​hợp tác để giải quyết các thách thức chung như khủng bố, các mối đe dọa an ninh mạng và viện trợ nhân đạo. Các hội nghị thượng đỉnh gần đây đã nêu bật những nỗ lực nhằm tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao trên khắp khu vực.

Nhóm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Các sáng kiến ​​như Quan hệ đối tác vaccine đã tập trung vào việc cải thiện việc phân phối vaccine trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giáo dục, chẳng hạn như Học bổng Quad, hỗ trợ sinh viên từ các quốc gia thành viên theo đuổi các bằng cấp nâng cao về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Chính quyền Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm Bộ tứ kể từ năm 2021, định vị đây là một “mỏ neo” để giải quyết các thách thức an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sự chuẩn bị cho tương lai

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, do đó ông Joe Biden và các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu bảo đảm tương lai của nhóm vẫn đi đúng hướng. Các quan chức đang xúc tiến để nhóm vẫn là ưu tiên chính sách đối ngoại lưỡng đảng tại Mỹ, trong đó có việc tài trợ dài hạn từ ngân sách quốc gia và sự hỗ trợ của cơ quan lập pháp cho các sáng kiến ​​của nhóm.

Bất chấp việc ông Joe Biden sắp rời nhiệm sở vào tháng 1.2025, Quad vẫn được kỳ vọng sẽ tồn tại lâu dài. Một vị quan chức giấu tên cho biết: “Mặc dù Bộ tứ là nền tảng cho di sản Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Joe Biden, nhưng nhóm đang trở thành một thể chế sẽ tiếp tục định hình bối cảnh địa chính trị của khu vực”. Đặc biệt, hội nghị này cũng sẽ là lời tạm biệt tới Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người sẽ từ chức sau khi quyết định không tái tranh cử Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền; song người kế nhiệm của ông Kishida dự kiến ​​sẽ duy trì cam kết đầy đủ của Nhật Bản đối với nhóm.

Cách tiếp cận của ông Joe Biden đối với nhóm mang tính cá nhân sâu sắc, được hình thành từ niềm tin lâu dài của ông vào việc thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Khi chuyển trọng tâm sang chính sách đối ngoại trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ, ông Biden dự kiến ​​sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế, với lịch tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Peru vào tháng 11 tới.

Thêm vào đó, đội ngũ của ông cũng đang tính đến đến các chuyến đi đến Đức và châu Phi, cùng với cuộc đối thoại đang diễn ra với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Căng thẳng với Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến các liên minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vẫn là vấn đề trọng tâm khi ông Biden tìm cách củng cố di sản của mình trong ngoại giao toàn cầu.

Mục tiêu và kỳ vọng

Trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh sẽ là củng cố các quan hệ đối tác hiện có, các nhà lãnh đạo cũng sẽ hướng tới mục tiêu mang lại kết quả hữu hình trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào việc củng cố hợp tác trong lĩnh vực y tế, cứu trợ thiên tai và an ninh hàng hải - những lĩnh vực mà nhóm đã đạt được những bước tiến đáng kể. Các quan chức cấp cao cho biết, các mục tiêu cụ thể từ hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​sẽ bao gồm một sáng kiến ​​quan trọng về y tế toàn cầu và an ninh y tế, hợp tác nhân đạo và các nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường Đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về Nhận thức trong Lĩnh vực Hàng hải (IPMDA).

Phó thư ký báo chí Karine Jean-Pierre cho biết, hội nghị lần này sẽ tập trung vào việc củng cố sự hội tụ chiến lược giữa các quốc gia, thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như mang lại những lợi ích cụ thể cho các đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong các lĩnh vực trọng điểm. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ sẽ xem xét lại những tiến bộ mà Quad đã đạt được trong một năm qua và đặt ra chương trình nghị sự cho năm tới, để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đạt được các mục tiêu và nguyện vọng phát triển của họ.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) John Kirby cho biết: “Tổng thống Joe Biden sẽ gặp riêng từng lãnh đạo, và sau đó họp lại trong một phiên họp toàn thể để cùng thảo luận về việc mở rộng hợp tác trên một loạt các vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Hơn nữa, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử quan trọng vào tháng 11 tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu những nỗ lực của ông Joe Biden nhằm củng cố các liên minh trong khu vực có được tiếp tục trong chính quyền tiếp theo hay không, dù Phó Tổng thống Kamala Harris hay cựu Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào năm 2025. Và với việc ông Kishida từ chức và ông Biden sắp mãn nhiệm, hội nghị thượng đỉnh sắp tới được xem là cuộc hội ngộ lần cuối cùng giữa các nhà lãnh đạo này trong khuôn khổ Bộ tứ. Cuộc gặp, như một lời chia tay cá nhân nhưng cũng nhằm đặt nền móng để cho sự tiếp nối giữa các thế hệ lãnh đạo khác của nhóm. Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ do Ấn Độ đăng cai vào năm 2025.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.