Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Trần Thị Quốc Hiền.jpg
Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Trần Thị Quốc Hiền

Theo Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Trần Thị Quốc Hiền, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã trải qua hơn 4 năm triển khai và chỉ còn hơn 1 năm nữa để hoàn thành giai đoạn 1. Từ khi bắt đầu, Chính phủ và các cơ quan Trung ương đã ban hành nhiều văn bản chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý để thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt, trong năm 2024, nhiều chủ trương và chính sách lớn đã được ban hành, như Nghị định số 82/2024/NĐ-CP, Chỉ thị số 34/CT-TTg.

Theo bà Hiền, hội nghị lần này là cơ hội để các địa phương chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời được giải đáp khó khăn trong quá trình triển khai chuyển đổi số. Những vướng mắc chưa thể giải quyết tại hội nghị sẽ được Cục Chuyển đổi số quốc gia nghiên cứu và phản hồi sớm nhất.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đỗ Hữu Hiền cho , tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy chính quyền số và ứng dụng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số đang giúp tỉnh thay đổi cách làm việc, phát triển dữ liệu số trong các cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý công việc của cán bộ công chức. Ông Hiền cũng nhấn mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Đỗ Hữu Hiền.jpg
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đỗ Hữu Hiền

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo chi tiết về những văn bản, chính sách mới nhất liên quan đến chuyển đổi số, đặc biệt là những nội dung hướng dẫn xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm phát triển cơ sở dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước thông qua công nghệ số.

Ông Đỗ Hữu Hiền cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là nhiệm vụ cấp thiết, đóng vai trò động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhà nước. Ông nhấn mạnh: "Chuyển đổi số là bước đi tất yếu, nhằm thay đổi căn bản và toàn diện hoạt động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, lối sống của người dân."

Cũng theo ông Hiền, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành nhiều kế hoạch và giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh, đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ cơ bản hoàn thiện quá trình chuyển đổi số trở thành mô hình đô thị thông minh.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị trực thuộc, cũng như sự chia sẻ kinh nghiệm từ các địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin. Sự hợp tác này sẽ góp phần đưa tỉnh hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số như Nghị quyết 02 đã đề ra.

Hội nghị lần này không chỉ là cơ hội để các địa phương trao đổi kinh nghiệm mà còn là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững, thịnh vượng trong tương lai.

Địa phương

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.