Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 6 thành công tốt đẹp

Sau 2 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, hiệu quả, sáng 13.12, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6, Khoá XIII đã chính thức bế mạc, hoàn thành các nội dung đề ra và thành công tốt đẹp.

Hội nghị đã ghi nhận 51 lượt ý kiến phát biểu tại 5 thảo luận tổ và 8 ý kiến phát biểu tại hội trường. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều đồng tình, đánh giá cao sự chuẩn bị của Đoàn Chủ tịch và cơ bản thống nhất với các nội dung tài liệu trình Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn. Đồng thời phân tích làm sáng tỏ, sâu sắc thêm các nội dung, bổ sung các nhận định, đánh giá kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn trong tình hình mới.

z6122891080081-b20cae05c7292037c82c9c36e937c0d8.jpg
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang lưu ý, thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán chỉ còn hơn 1 tháng nữa, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, các cấp công đoàn cần tập trung thực hiện tốt các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo chủ trương, kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã ban hành, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, mang lại nhiều nhất phúc lợi cho đoàn viên. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết; nắm tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng Tết, xử lý kịp thời những diễn biến phát sinh trong công nhân, lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Công đoàn, nhất là những điểm mới trong Luật; tuyên truyền, định hướng, đấu tranh, xử lý và phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, thù địch nhằm phá hoại chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

Mặt khác, các cấp công đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn trên cơ sở, công đoàn cơ sở đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm thu hút, tập hợp người lao động tham gia công đoàn; triển khai các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở, đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở.

z6122891080013-5118a82b1b8412214b24a653ebf03292.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, các cấp công đoàn cần tập trung tuyên truyền và thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ rà soát cùng với LĐLĐ các tỉnh, thành, ngành có ý kiến với cấp ủy các địa phương để thống nhất thực hiện trong tổ chức công đoàn.

“Các Ủy viên Ban Chấp hành phải xác định được quyết tâm chính trị để triển khai nội dung này tại đơn vị mình. Các cấp công đoàn cũng cần tập trung cụ thể hóa chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn cho phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đơn vị”, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý.

tam.jpg
Bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết tiền lương thu nhập của người lao động còn được trả cao hơn mức quy định trong thỏa ước lao động tập thể tại các đơn vị ký kết. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngoài ra, Công đoàn các cấp cần tăng cường việc giám sát, phản biện xã hội theo Điều 16,17 của Luật Công đoàn (sửa đổi); phát động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện tổ chức tốt công tác thu, chi tài chính để bảo đảm cho việc thực hiện quyết liệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiết kiệm, phòng chống lãng phí. Cùng với đó, tiếp tục phát huy vai trò Công đoàn là cầu nối quan trọng của Đảng với giai cấp công nhân và người lao động.

og-khang.jpg
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc mừng các đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: Hải Nguyễn

Trước đó, Ban Chấp hành đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị để thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025. Đồng thời, bầu bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 đối với 4 đại biểu, gồm: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình Đinh Ngọc Lan; Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa Phan Thanh Liêm; Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Nam Nguyễn Hải Long; Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tây Ninh Trịnh Văn Phước. Cùng với đó, hội nghị đã bầu bổ sung ông Lê Xuân Trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vào Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).