Hội đồng Dân tộc họp Phiên toàn thể lần thứ 10

Ngày 6 - 7.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Hội đồng Dân tộc tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 10.

z5901531874593-972faa7224072485732ec413243f7df5-2628.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc phiên họp

Tham dự Phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; các thành viên Hội đồng Dân tộc.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, các nội dung triển khai tại phiên họp này hết sức quan trọng, để phục vụ cho Kỳ họp thứ Tám sẽ khai mạc ngày 21.10 tới và hoàn thành nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc từ nay đến hết năm 2024. Do khối lượng công việc lớn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, có trách nhiệm, có trọng tâm, trọng điểm đối với các nội dung liên quan.

Trình bày Báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng năm 2024, ước thực hiện cả năm 2024, dự báo tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ, 9 tháng qua, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra, song công tác dân tộc vẫn luôn được Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, hệ thống chính trị các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện. Công tác thăm hỏi động viên nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 được chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Người dân rất ấm lòng khi nhận được sự hỗ trợ, động viên của Trung ương và chính quyền địa phương, sự chia sẻ, đồng hành của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng năm 2024

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được chỉ đạo sát sao. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến sẽ đạt mục tiêu của năm và giảm so với cùng kỳ năm trước tại các địa phương không bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và hoàn lưu sau bão sẽ khó đạt được chỉ tiêu này. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Về mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025, Ủy ban Dân tộc đề xuất, duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lớn hơn hoặc bằng 3%. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, nhất là khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở cao khi có mưa bão, mưa lũ, lũ ống…

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Theo dự thảo Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT - XH cuối năm 2024 và năm 2025 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thường trực Hội đồng Dân tộc đánh giá cao Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2024. Đến nay, chỉ số về phát triển KT - XH, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, trong dự thảo Báo cáo, Thường trực Hội đồng Dân tộc chỉ ra, công tác chỉ đạo điều hành liên quan đến các chính sách, dự án các chương trình mục tiêu về hỗ trợ sản xuất, đổi mới mô hình sinh kế gắn với phát huy nội lực, tiềm năng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế, chưa có kết quả cụ thể tạo ra nhiều sự thay đổi về mô hình sản xuất; chưa có giải pháp, mô hình cụ thể hỗ trợ bảo đảm sinh kế gắn với phát triển rừng bền vững, kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ gia đình còn thấp, không tương xứng với nhiệm vụ, trách nhiệm, nên chưa khuyến khích người dân tham gia.

Đối với một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, dự thảo Báo cáo đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát, triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung trong Đề án tổng thể và Chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đối chiếu, bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, lưu ý nội dung về phân định vùng dân tộc thiểu số bảo đảm khách quan, khoa học, là cơ sở để triển khai thực hiện các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

Các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo Báo cáo thẩm tra và đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục lưu ý xóa nhà dột, nhà tạm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số và miền núi; chú trọng bảo tồn chữ viết, tiếng dân tộc; quan tâm đến chính sách phát triển và bảo vệ rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

+ Trong khuôn khổ phiên họp, các đại biểu đã thẩm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; cho ý kiến dự thảo Báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 – 2023”; Báo cáo tiến độ xây dựng hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Báo cáo việc thực hiện Đề án đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013; tham gia thẩm tra, cho ý kiến dự án Luật Nhà Giáo và dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội.