Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát triển doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ

- Thứ Bảy, 13/02/2021, 08:17 - Chia sẻ
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì tại Việt Nam mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp start-up cũng đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin-off) chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy mô hình này phát triển ở các trường đại học. Từ thực tiễn đố, bà quyết tâm phát triển doanh nghiệp này tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu mà mình đang công tác, lãnh đạo.

Lịch sử phát triển spin-off

Mô hình Hình thành doanh nghiệp spin-off là một trong những giải pháp tốt nhất để thương mại hoá sản phẩm công nghệkết quả nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới. Các doanh nghiệp sSpin-off là là doanh nghiệp do chính các nhà khoa học nắm giữ bản quyền công nghệ hay bằng sáng chế tự khởi nghiệp nơi để thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình do chính các nhà khoa học nắm giữ sản phẩm công nghệ hay bằng sáng chế tự khởi nghiệp. Đây là hình thức chuyển giao hay thương mại hoá công nghệ được đánh giá là văn minh và tinh tế nhất trong các phương thức chuyển giao, thương mại hoá công nghệ.

Spin-off được coi là một hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ phổ biến trong các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu

Hình thức doanh nghiệp Spin-off thương mại hoá sản phẩm kết quả nghiên cứu khoa học từ trường đại học bắt đầu xuất hiện ở Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ 19 và nhanh chóng phát triển ở Mỹ và Anh từ giữa đến cuối thế kỷ 20. Đến năm 1980, Đạo luật Bayh-Dole được phê duyệt ở Mỹ, cho phép trường đại học có quyền sở hữu và chuyển giao các sản phẩm do nghiên cứu viên nhà khoa học của trường mình sáng chế từ các nguồn vốn của Chính phủ. Đây là căn cứ luật pháp lý chính giúp hình thành các doanh nghiệp spin-off và trở thành một giải pháp thích hợp cho phép nhà phát minh vừa giữ được tài sản trí tuệ, vừa thu được lợi nhuận từ kinh tế đồng thời cơ sở nghiên cứu cũng được hưởng lợi ích lâu dài.

Đại học Công giáo Leuven (KU Leuven) của Bỉ đã thành lập 135 công ty spin-off từ 1972 tới nay. LRD, Bộ bộ phận hỗ trợ phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của KU Leuven, đã đúc kết 2 yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công của các spin-off. Một là, phải có đội ngũ nhiệt huyết có thể chuyển tải công nghệ từ các lab nghiên cứu tới các công ty spin-off bằng cách bổ sung các hợp phần về quản lý và điều hành để kinh doanh tri thức, công nghệ thành công  cho hợp phần công nghệ khoa học. Hai là, phải có một nền tảng đủ lớn về công nghệ, kỹ năng nghiên cứu và sản phẩm để thành lập được các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với thị trường. 

 

Đại học Queensland (Úc) đã thành lập trên 100 doanh nghiệp spin-out từ năm 1988 kinh doanh, và đã tạo ra khoảng 600 triệu đô Úc, chủ yếu là từ các sản phẩm thuộc lĩnh vực y dược học chưa có trên thị trườngmới trên thị trường. Thương vụ thương mại sản phẩm nổi danh nhất của trườngĐại học này gần đây phải kể đến là việc công ty Spinifex (Spinifex Pty Ltd) được thành lập để thương mại sản phẩm thuốc giảm đau thần kinh ngoại vi do Giáo sư Maree Smith tạo ra đã được công ty dược Novartis mua lại với giá 1 tỷ đô Úc vào năm 2015.

Đại học Wageningen hình thành thung lũng thực phẩm (Food valley) và Công viên kinh doanh nông nghiệp (Bussiness & Science park) vận hành khoảng 200 doanh nghiệp khởi spin-off từ các kết quả nghiên cứu của Nhà trường. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đi đầu thế giới trong lĩnh vực: chuyển đổi protein, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp và sức khoẻ hay nông nghiệp số, tạo ra môi trường lý tưởng để kinh doanh kết quả nghiên cứu, thực hành nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho sinh viên.

Ngoài trường đại học, các viện nghiên cứu cũng rất quan tâm đến việc chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm khoa học của mình. Điển hình là cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA). Từ năm 1976, NASA đã giới thiệu trên 2000 công nghệ để phát triển spin-off, vốn được phát triển để phục vụ cho ngành Hàng không - Vũ trụ nhưng sau đó lại được ứng dụng thành công vào rất nhiều lĩnh vực khác bao gồm cả nông nghiệp như công nghệ trồng cây không đất hay công nghệ viễn thám trong theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Kinh nghiệm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin-off) không còn mới, nhưng thực tế mô hình này còn chưa được phát triển. Ở nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu, các kết quả có tính ứng dụng và thương mại hóa thường được chuyển giao một cách vội vã và chưa tính đến lợi ích lâu dài cho chính nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu, hoặc trong nhiều trường hợp các kết quả bị bỏ qua vì không có tiền đầu tư làmđể thương mại hóa. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ dần dần về nền tảng khoa học công nghệ cũng như sức ép về sự thay đổi nhanh chóng của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì đã có sự chuyển biến trong tư duy, cụ thể từ những người ra chính sách cho tới đội ngũ quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu khoa học và xã hội. Khoảng cách về tư duy giữa học thuật và doanh nghiệp đã dần được thu hẹp.

 

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nếu chúng ta không có đổi mới sáng tạo, không có khoa học công nghệ thì khó thúc đẩy và tạo sự “bứt phá” cho nền kinh tế phát triển. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Nông nghiệp (http://agrinnovation.vn) để ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ, phát triển mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ spin-off, phát triển trung tâm dữ liệu lớn, từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp tại Học viện theo mô hình các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Học viện đã nghiên cứu mô hình spin-off của nhiều trường đại học đối tác trên thế giới và các chủ trương chính sách phát triển spin-off tại Việt Nam. Năm 2020, Học viện đã triển khai chủ trương phát triển các spin-off trong Học viện và  hình thành thí điểm xây dựng 02 mô hình spin-off.  tTrong đó có 01 spin-off được thành lập trên cơ sở hỗ trợ của dự án “Tăng cường năng lực ngành hàng rau quả tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam” (OKP- (http://okp.vnua.edu.vn)) do Hà Lan tài trợ là Công ty Cổ phần Orchistra.

Orchistra được hình thành trên cơ sở kết quả dự án OKP đối với ngành hàng rau hoa quả và sự hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao. Orchistra xác định tầm nhìn trở thành đơn vị đi đầu trong cung cấp các giải pháp công nghệ sản xuất rau hoa quả thông minh, phù hợp với hệ thống canh tác trong điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của Việt Nam.

Các sản phẩm hoa lan được thiết kế sáng tạo, các giống hoa bản địa và các giống hoa lan huệ do các nhà nghiên cứu của Học viện và nghệ nhân tạo ra được trưng bày tại Orchistra

Hiện nay, Orchistra tập trung cho 03 lĩnh vực hoạt động chính: Kinh doanh công nghệ, chuyển giao trí thức trong nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh; Trình diễn, triển lãm và đánh giá sản phẩm, công nghệ; Tư vấn và kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài nước.

Việc thành lập doanh nghiệp spin-off trong trường đại học sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ, trình diễn, triển lãm giới thiệu sản phẩm khoa học công nghệ, đặc biệt, nó còn mở ra nhiều cơ hội kết nối sâu rộng, toàn diện giữa doanh nghiệp trong trường đại học với doanh nghiệp - đối tác trong và ngoài nước.

PV