Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

468917007-1069443641646077-2334665864699259777-n.jpg

Tham dự buổi lễ Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cùng các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên, cựu sinh viên và sinh viên Học viện Ngoại giao.

468941791-1069443348312773-9058823728724745051-n.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Ngoại giao (Ảnh: Học viện Ngoại giao)

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá, trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện Ngoại giao đã luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Học viện đang từng bước bắt kịp xu thế tự chủ đại học và đổi mới giáo dục. Có thể nói quyết định đi đến tự chủ đại học và đổi mới toàn diện công tác giáo dục của Học viện là một quyết định dũng cảm và đúng đắn của cả phía Học viện và của Bộ Ngoại giao. Phó Thủ tướng đánh giá đây là điểm sáng của đơn vị đào tạo trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, mảng công việc nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu biển Đông, đào tạo bồi dưỡng, thông tin tư liệu, xây dựng đơn vị của Học viện được chú trọng, đồng chí Bùi Thanh Sơn nêu bật.

Chia sẻ cảm xúc của một cựu sinh viên của Học viện Ngoại giao, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết, từ trước tới nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần vượt khó, say mê nghiên cứu, học tập luôn sáng rọi ở trường Ngoại giao.

Nhiều người con ưu tú từ mái trường này đã xếp bút nghiên, lên đường ra tiền tuyến theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chiến đấu hy sinh để đất nước độc lập, tự do và phát triển như ngày nay.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng, cũng chỉ ra những nhiệm vụ quan trọng, định hướng phát triển mà Học viện cần tập trung thực hiện trong thời gian gian tới, đặc biệt ở giai đoạn phát triển mới của đất nước - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, để hiện thực hóa tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, toàn ngành Ngoại giao, trong đó có Học viện Ngoại giao phải quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại và xây dựng, phát triển ngành Ngoại giao, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp; xứng đáng là “đội quân tiên phong”, binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra các nhóm nhiệm vụ, định hướng, công việc cụ thể cho Học viện phát triển trong thời gian tới và bày tỏ tin tưởng Học viện Ngoại giao sẽ trở thành hạt nhân nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế, là địa chỉ đỏ về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế cho ngành Ngoại giao và đất nước.

Các thế hệ lãnh đạo và cựu sinh viên của Học viện trò chuyện, ôn lại kỷ niệm (Ảnh: Học viện Ngoại giao)

Các thế hệ lãnh đạo và cựu sinh viên của Học viện trò chuyện, ôn lại kỷ niệm (Ảnh: Học viện Ngoại giao)

Phát biểu tại buổi lễ, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn cho biết, với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Học viện tin tưởng rằng, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, bề dày truyền thống, tiếp tục tốt sứ mệnh giáo dục đào tạo, hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.

Học viện tiếp thu và lĩnh hội sâu sắc những chỉ đạo và tầm nhìn phát triển Học viện mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao chỉ đạo. Đồng thời cam kết sẽ nỗ lực vươn mình, nâng cao tầm vóc quốc tế, lọt vào nhóm các cơ sở đào tạo và nghiên cứu dẫn đầu khu vực vào năm 2030.

Cũng tại lễ kỷ niệm, các thế hệ lãnh đạo và sinh viên của Học viện đã trò chuyện thân mật, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm. Các thế hệ lãnh đạo nhà trường bày tỏ niềm tự hào về hành trình 65 năm của Học viện Ngoại giao, cũng như chia sẻ những trăn trở, chỉ ra các thách thức mà Học viện phải đối mặt trong giai đoạn tới để từ đó tính toán chiến lược phát triển.

468971984-1069443378312770-4086302724878162844-n.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cắt băng khai trương phòng truyền thống Học viện Ngoại giao (Ảnh: Học viện Ngoại giao)

Chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập, các đại biểu và lãnh đạo nhà trường cũng đã cắt băng khai trương phòng truyền thống Học viện Ngoại giao. Lãnh đạo Học viện tin tưởng rằng, đây sẽ là điểm tựa tinh thần vững chắc giúp các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên của Học viện tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, đóng góp vào truyền thống vẻ vang của nhà trường.

Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.