Học viện Ngoại giao công bố điểm sàn năm 2024, các ngành nhận hồ sơ từ 21,5 - 23,5 điểm

Tối 21.7, Học viện Ngoại giao đã thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh đăng ký xét tuyển tại Học viện năm 2024. 

Theo công bố của Học viện Ngoại giao, điểm sàn đối với khối A00, D03, D04, D06 là 21,5 điểm; khối A01, D01, D07 là 22,5 điểm; khối C00 là 23,5 điểm.

Học viện Ngoại giao tính mức điểm theo thang 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Trừ thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, học viện chấp nhận kết quả miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT để tính điểm đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức còn lại.

Đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2024 đăng ký xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT, điểm sàn được xác định dựa trên mức điểm sàn của Học viện Ngoại giao quy định tại năm thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.

Đối với các thí sinh xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn, điểm sàn là 12/20 điểm.

Năm 2023, điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao dao động 25,27 - 28,46, cao nhất là ngành Truyền thông Quốc tế ở tổ hợp C00.

Điểm chuẩn thấp nhất của Học viện Ngoại giao là ngành Nhật Bản học, tổ hợp D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật).

Điểm chuẩn các ngành ở tổ hợp C00 đều trên 28 điểm.

Ngành Ngôn ngữ Anh được xét theo thang điểm 40, môn tiếng Anh tính hệ số 2. Điểm chuẩn ngành này là 35,99 điểm

Năm 2024, Học viện Ngoại giao tuyển sinh 2.200 chỉ tiêu, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Năm nay, mức học phí tại Học viện Ngoại giao là 3,4 triệu đồng/tháng với ngành Luật thương mại quốc tế; 3,6 triệu đồng/tháng với ngành Châu Á – Thái Bình Dương học; 4,5 triệu đồng/tháng đối với các ngành còn lại.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.