Học viện Ngân hàng mở 2 ngành mới, đưa kết quả kỳ thi V-SAT vào xét tuyển

Năm 2024, Học viện Ngân hàng mở 2 ngành mới là Marketing và Kiểm toán cùng 5 chương trình đào tạo mới.

Tăng hơn 200 chỉ tiêu, mở thêm 2 ngành và 5 chương trình đào tạo mới

TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng ngày 7.3 cho biết, năm nay, Học viện tăng hơn 200 chỉ tiêu, mở thêm 2 ngành và 5 chương trình đào tạo mới, trong đó có 4 chương trình Chất lượng cao.

Năm 2024 cũng là năm đầu Học viện Ngân hàng đưa kết quả kỳ thi V-SAT vào phục vụ xét tuyển đại học.

Theo đó, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển sinh tổng số 3.514 chỉ tiêu, cao nhất ở ngành Tài chính (chương trình Chất lượng cao) với 250 chỉ tiêu.

Học viện mở 2 ngành mới là Marketing và Kiểm toán, 5 chương trình đào tạo mới gồm chương trình chất lượng cao ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đầu tư, Marketing số, cùng chương trình chuẩn ngành Kiểm toán.

Học viện Ngân hàng mở 2 ngành mới, đưa kết quả kỳ thi V-SAT vào phục vụ xét tuyển -0
Học viện Ngân hàng mở 2 ngành mới, đưa kết quả kỳ thi V-SAT vào phục vụ xét tuyển -0
Học viện Ngân hàng mở 2 ngành mới, đưa kết quả kỳ thi V-SAT vào phục vụ xét tuyển -0
Chỉ tiêu dự kiến vào các chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng năm 2024

Áp dụng 5 phương thức xét tuyển

Học viện Ngân hàng dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, Xét tuyển dựa trên Chứng chỉ quốc tế, Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực và Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2024.

Xét tuyển thẳng:

Học viện Ngân hàng xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy các đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh, cụ thể gồm:

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do Học viện Ngân hàng quy định trong Đề án tuyển sinh hàng năm.

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.

- Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 1 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):

Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành của Học viện Ngân hàng nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường.

Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT:

Học viện Ngân hàng dự kiến dành 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, tiêu chí xét tuyển dựa trên năng lực học tập của thí sinh căn cứ vào kết quả học tập trong 3 năm học THPT.

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có điểm trung bình cộng 3 năm học (năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên.

Cách tính điểm xét tuyển:

- Với các chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo liên kết quốc tế, điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30.

Cụ thể: Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên.

- Với các chương trình Chất lượng cao, điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán.

Cụ thể: Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi.

Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x (4/3).

Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên x (4/3).

Trong đó, M1, M2, M3 là điểm trung bình cộng 3 năm học của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân (sau dấu phẩy hai số). Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.

Điểm cộng khuyến khích: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm. Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm. Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm.

Lưu ý, một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với Nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.

Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Xét tuyển dựa trên Chứng chỉ quốc tế

Học viện Ngân hàng dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế (CCQT). Tiêu chí xét tuyển dựa trên năng lực tư duy, năng lực ngoại ngữ và kết quả học tập của thí sinh.

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có một trong các chứng chỉ sau (chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển): Chứng chỉ SAT từ 1200 điểm trở lên; Chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên; Chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.

Cách tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = Điểm CCQT quy đổi x 3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên.

Trong đó, iểm CCQT quy đổi là điểm của chứng chỉ quốc tế tương ứng được quy đổi theo thang điểm 10. Cụ thể: Điểm CCQT quy đổi = (Điểm chứng chỉ quốc tế/Thang điểm tối đa của chứng chỉ) x10.

Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm cộng khuyến khích: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm. Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm. Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm.

Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với Nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.

Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực

Học viện Ngân hàng dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức này.

- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT năm 2024. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12.

Cách tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = M1+M2+M3 + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi.

Trong đó, M1, M2, M3 là điểm bài thi V-SAT các môn thi thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển.

Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x 5 (do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi V-SAT).

Điểm cộng khuyến khích: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm. Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm. Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm.

Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với Nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.

Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh x 5 (do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi V-SAT). Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

- Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA).

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12 và có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội HSA đạt từ 85 điểm trở lên.

Cách tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = Điểm bài thi HSA + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi.

Trong đó, Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x 5 (do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi HSA).

Điểm cộng khuyến khích: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm. Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm. Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm.

Lưu ý, một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diệncộng khuyến khích. Với Nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.

Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh x 5 (do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi HSA).

Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2024

Học viện Ngân hàng dự kiến dành 50% chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2024.

Điều kiện xét tuyển (ngưỡng đảm bảo chất lượng): Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2024 của các môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2024).

Cách tính điểm xét tuyển:

- Với các chương trình Chất lượng cao, điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán. Cụ thể: Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên.

- Với các chương trình đào tạo còn lại (bao gồm các chương trình chuẩn và chương trình liên kết quốc tế), điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30. Cụ thể: Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên.

Trong đó: M1, M2, M3: là điểm thi THPT 2024 của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.

Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Về ngưỡng đầu vào đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT 2024: Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2024 của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện Ngân hàng (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2024).

Đối với các phương thức xét tuyển sớm (các phương thức còn lại), ngưỡng
đảm bảo chất lượng là điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển, tương ứng với từng phương thức xét tuyển.

Giáo dục

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.