Học viện Kỹ thuật quân sự dự kiến tuyển sinh hệ dân sự sau 6 năm tạm dừng

Năm 2025, Học viện Kỹ thuật Quân sự dự kiến mở lại các chương trình đào tạo hệ kỹ sư dân sự sau 6 năm tạm dừng.

Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA) cho biết dự kiến năm 2025 sẽ tuyển sinh trở lại hệ dân sự ở 8 ngành, gồm: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Kỹ thuật Điện tử - viễn thông, Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật xây dựng.

Đây đều là những ngành trường có thế mạnh đào tạo, chất lượng đã được khẳng định.

hv1-170861792765699336599.jpg
Học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự

Từ năm 2002, các trường quân đội được tuyển sinh hệ dân sự ở các trình độ. Đến năm 2017, theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, các trường quân đội từng bước giảm dần và đến năm 2021 dừng hẳn tuyển sinh hệ dân sự. Trong đó, Học viện Kỹ thuật Quân sự dừng tuyển sinh hệ dân sự kể từ năm 2019.

Tuy nhiên, năm 2024, Bộ Quốc phòng xây dựng đề án tiếp tục đào tạo đối tượng dân sự tại một số cơ sở giáo dục trong quân đội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, Bộ đề xuất 8 trường trực thuộc được tuyển sinh hệ dân sự.

Tại Hội nghị xây dựng Đề án tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại một số cơ sở đào tạo trong Quân đội tổ chức cuối năm 2023, các đại biểu khẳng định tính hiệu quả của công tác đào tạo đối tượng dân sự trong các nhà trường Quân đội trong hơn 20 năm qua, nhất là những lĩnh vực, ngành xã hội có nhu cầu cao, cấp thiết, mang tính lưỡng dụng, gắn với công nghệ nền cần phải làm chủ để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước và Quân đội.

Đặc biệt, việc đào tạo đối tượng dân sự tại các nhà trường Quân đội không vì mục tiêu lợi nhuận, không làm tăng tổ chức biên chế, quân số; đào tạo với số lượng hợp lý, bảo đảm uy tín, chất lượng, đồng thời vẫn giữ được sự ổn định và phát triển của các cơ sở đào tạo trong Quân đội.

Trước đó, năm 2024, Học viện Kỹ thuật Quân sự tuyển 540 chỉ tiêu, theo các phương thức: Xét tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển, Xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT, Xét tuyển theo kết quả của Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của trường dao động từ 25,46 đến 27,71 điểm, cao nhất đối với thí sinh nữ miền Bắc, thấp nhất áp dụng với thí sinh nam ở miền Nam.

Đối với nội dung đào tạo chip bán dẫn, theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21.9.2024 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Kỹ thuật quân sự là 1 trong 18 cơ sở giáo dục đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Hiện việc chuẩn bị đào tạo ngành này đã sẵn sàng cả về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo, chỉ chờ được duyệt chỉ tiêu là có thể thực hiện ngay.

Giáo dục

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.