Học viện Chính sách và Phát triển: Dự báo điểm chuẩn từ 22,0 đến 27,0 điểm

Học viện Chính sách và Phát triển dự báo điểm chuẩn xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 vào trường từ dao động từ 22,0 đến 27,0 điểm. 

Học viện Chính sách và Phát triển vừa công bố, dự báo điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 vào các ngành/chương trình đào tạo từ 22,0 đến 27,0 điểm.

Điểm chuẩn dự báo theo kết quả tốt nghiệp THPT bao gồm cả điểm ưu tiên (điểm khu vực, đối tượng).

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh hình thức đăng ký xét tuyển, tạo thuận lợi cho thí sinh, tránh nhầm lẫn, bỏ sót. Qua đó thí sinh chỉ cần đăng ký Trường (cơ sở giáo dục đại học) và Chương trình đào tạo (theo mã xét tuyển của chương trình). Hệ thống xét tuyển sẽ dựa trên dữ liệu điểm mà thí sinh có để xét tuyển với mục tiêu tối ưu nhất cho thí sinh.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, Học viện đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo. Trong đó khâu tuyển sinh được ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Thí sinh hãy cập nhật thông tin mới nhất về tuyển sinh và các khoa ngành và chương trình đào tạo của Học viện tại địa chỉ http://www.apd.edu.vn; http://www.tuyensinh.apd.edu.vn.

Học viện Chính sách và Phát triển cũng đưa ra lời khuyên cho thí sinh nên căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của mình, khoảng điểm chuẩn dự báo và điểm chuẩn năm ngoái để đăng ký phù hợp. Thí sinh cũng có thể mạnh dạn xếp các nguyện vọng yêu thích lên cao vì thứ tự nguyện vọng không ảnh hưởng đến kết quả đỗ vào các nguyện vọng bên dưới.

Năm 2023, Học viện Chính sách và Phát triển  đã có sự điều chỉnh về chỉ tiêu của từng phương thức xét tuyển so với năm trước nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của thí sinh. Và điều này phù hợp xu thế chung xét tuyển đại học trong năm nay của tất cả các trường Đại học.

Điểm nhấn trong công tác tuyển sinh năm nay đó là các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình chất lượng cao định hướng nghề nghiệp, chương trình đào tạo mới đón đầu xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động trong tương lai.

Những chương trình chất lượng cao này tạo ra sự đột phá trong đào tạo thế hệ nguồn nhân lực trẻ thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 làm chủ công nghệ và hội nhập quốc tế.

Học viện Chính sách và Phát triển (APD) được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân. Học viện đang nỗ lực không ngừng xây dựng vị thế Học viện cấp quốc gia về đào tạo trong các lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, Chính sách và Phát triển nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Đến nay, Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 50% ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Học viện có trụ sở chính Khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội với diện tịch 5ha được xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất mới đầy đủ hội trường, giảng đường, phòng đa năng, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm thực nghiệm, thư viện... đảm bảo việc dạy học liên tục và hiệu quả.

Với chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo, năm 2023 Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh chương trình đại học chính quy hệ chuẩn và chương trình đào tạo chất lượng cao với 10 mã ngành và 21 chuyên ngành đào tạo với mục tiêu trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để sinh viên ra trường tự tin, vững vàng phát triển sự nghiệp.

Tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.