Học văn bằng 2 ngành Công an như thế nào?

Năm 2023-2024, Bộ Công an sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh văn bằng hai đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Năm 2023, Bộ Công an duyệt 1500 chỉ tiêu, chỉ tổ chức thi tuyển vào tháng 11.

Trong đó, Học viện An ninh nhân dân tuyển 300 chỉ tiêu nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh; Ngành An toàn thông tin/An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Học viện Cảnh sát nhân dân 450 chỉ tiêu, nhóm ngành Nghiệp vụ Cảnh sát. Đại học Phòng cháy chữa cháy tuyển 90 chỉ tiêu. Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân tuyển 90 chỉ tiêu. Học viện Quốc tế tuyển 20 chỉ tiêu.

Bộ Công An cho biết, đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp đại học chính quy các trường đại học trong và ngoài nước loại khá trở lên (không áp dụng đối với các hình thức liên thông đại học).

Học văn bằng 2 ngành Công an thế nào? -0
Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân trong một tiết học. Ảnh: NT

Ngoài ra, để mở rộng thu hút nguồn tuyển, cho phép một số thí sinh được đăng ký dự tuyển đào tạo văn bằng 2 với điều kiện: Thí sinh tốt nghiệp khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học máy tính, công nghệ thông tin được áp dụng tiêu chí dự tuyển là: Xếp loại bằng tốt nghiệp trung bình trở lên, trong đó điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm trung bình các học phần chuyên môn đạt mức khá trở lên hoặc kết quả thực hiện khóa luận tốt nghiệp (hoặc đồ án tốt nghiệp hoặc báo cáo thực tập) xếp loại đạt trở lên.

Thí sinh là chiến sĩ nghĩa vụ (đảm bảo thời gian thực hiện nghĩa vụ được tham gia dự tuyển theo quy định) có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại trung bình trở lên được đăng ký dự tuyển.

Bổ sung đối tượng được đăng ký dự tuyển tại Đại học Phòng cháy, chữa cháy: Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy tốt nghiệp mã lĩnh vực đào tạo: Pháp luật (738), sức khỏe (772).

Để phù hợp với quy định về tuyển chọn công dân vào Công An Nhân dân (tại Thông tư số 55/2019/TT-BCA ngày 11.11.2019): Thí sinh tốt nghiệp khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học máy tính, công nghệ thông tin được áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe về chiều cao giảm 2 cm so với thí sinh dự tuyển tốt nghiệp nhóm ngành khác.

Đối với văn bằng 2, Bộ Công An cũng tiếp tục duy trì hình thức xét tuyển và thi tuyển như năm 2022.

Thiếu tá Lê Minh Thiện, Phó đội trưởng Đội Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, trường hợp thí sinh ở TP Hồ Chí Minh nếu bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn để đăng ký dự tuyển đại học Công an Nhân dân hệ chính quy tuyển mới giành cho người đã tốt nghiệp đại học thì có thể đăng ký xét tuyển vào trường Đại học An ninh Nhân dân (T04) hoặc Đại học Cảnh sát Nhân dân (T05).

Nếu trúng tuyển sẽ học tập tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp Bộ Công an sẽ phân công bố trí phù hợp với trình độ đào tạo. Tuy nhiên, Bộ Công an cũng có chính sách quan tâm trong bố trí công việc để cán bộ, chiến sĩ an tâm công tác lâu dài.

Đối với chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy khác, Đại úy Trần Thanh Thùy, Đội trưởng Đội Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu thí sinh đã tốt nghiệp ĐH, và đang là chiến sĩ nghĩa vụ thì có thể đăng ký dự tuyển ĐH Công an hệ chính quy tuyển mới 2023 hoặc tuyển sinh tuyển mới Đào tạo trình độ ĐH đối với người đã có trình độ ĐH trở lên, trong học viện, trừ CAND (văn bằng 2), trong đợt tháng 6.2023 và tháng 11.2023.

Ngoài ra, nếu thí sinh không đậu trong các kỳ thi; trường hợp này có thể được xem xét chuyển chuyên nghiệp khi hết hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của Bộ Công an.

Tuyển sinh

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình. 

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.