Học thuyết Monroe của Canada

Hoàng Minh 15/08/2011 07:22

Cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã mở rộng học thuyết Monroe nhằm mở cửa khu vực Mỹ Latin cho các công ty của Mỹ. Giờ đây, Canada cũng đang thực hiện một chính sách tương tự với khu vực phía Nam thể hiện qua chuyến công du 4 nước Brazil, Colombia Costa Rica và Honduras của Thủ tướng Stephen Harper. Điều trớ trêu là, với việc đạt được các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Panama và Colombia, Canada đang làm được những việc mà học thuyết Monroe của Mỹ không thể làm.

Vào tháng 7.2007, ông Harper tuyên bố, Canada sẽ phải đóng một vai trò lớn hơn tại khu vực Carribean và Trung Mỹ. Các khoản đầu tư của Canada tại châu Mỹ, chủ yếu tập trung vào các ngành khai mỏ, du lịch, công nghệ, ngân hàng và dịch vụ tài chính -  nhiều gấp 5 lần so với các khoản đầu tư của Canada vào châu Á. Kim ngạch thương mại của Canada với Mỹ Latiin đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Thủ tướng Canada Stephen Harper và Tổng thống Brazil ngày 8.8 Nguồn: huffingtonpost.ca
Thủ tướng Canada Stephen Harper và Tổng thống Brazil ngày 8.8
Nguồn: huffingtonpost.ca

Brazil, nền kinh tế lớn của khu vực Nam Mỹ cùng với Colombia luôn được Canada xác định là những địa bàn ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của mình. Các hội nghị thường xuyên cấp bộ trưởng và liên bộ đang giúp thúc đẩy hợp tác song phương. Năm 2009, Canada đã thực hiện một sáng kiến nhằm mở rộng các quan hệ giữa cơ quan liên bang và các tỉnh của hai nước. Chiến lược này tỏ ra hiệu quả và giúp đưa đến các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học - công nghệ, hàng không, giáo dục và y tế. Chiến lược này cũng mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại có tính thăm dò, hiện đã tiến đến giai đoạn thương thuyết chính thức.

Tuy nhiên, quan hệ Canada - Brazil đã trải qua nhiều thăng trầm, trong đó có những tranh cãi kéo dài về lãnh sự và thương mại. Thách thức cơ bản trong quan hệ giữa Ottawa và Brasilia là nền kinh tế của hai nước quá giống nhau, trong khi chính trị và ngoại giao lại khác nhau. Brazil cũng có những quan điểm rất khác Canada về biến đổi khí hậu. Để thúc đẩy quan hệ song phương, hai bên cần tập trung vào các điểm chung trong lĩnh vực đầu tư và giáo dục.

Một hội nghị cấp cao Canada -Brazil đã bị trì hoãn quá lâu. Những nỗ lực ngoại giao trước đây để dàn xếp một cuộc gặp giữa Thủ tướng Harper và cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva đã không thành công do Canada vướng bận vào các cuộc bầu cử trong khi Brazil lại đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong nước. Nhiều nhà quan sát cho rằng ông Harper dường như không hợp với ông Lula, nhưng hy vọng ông sẽ có quan hệ tốt hơn với Tổng thống mới của Brazil, bà Dilma Roussef, người ít quan tâm đến ý thức hệ, thực dung hơn và cũng là một nhà kinh tế giống Harper.

Chuyến thăm Colombia của ông Harper cho thấy rõ sự ủng hộ của ông đối với Chính phủ Colombia. Ông Harper đánh giá cao cựu Tổng thống Manuel Uribe về quan điểm cứng rắn của ông đối với các hoạt động khủng bố và cam kết hợp tác với cộng đồng quốc tế về nhân quyền. Ngoài FTA, Canada đã hỗ trợ Colombia thông qua chương trình START, mỗi năm viện trợ vài triệu USD để hỗ trợ Chính quyền Bogota cải cách tư pháp, tái hòa nhập những người tham gia lực lượng nổi dậy trước đây. Colombia cũng nằm trong danh sách 6 nước Mỹ Latin được ưu tiên nhận viện trợ hàng năm của Canada.

Trong chuyến công du lần này, ông Harper có hể ký FTA với Honduras. Chính Ottawa đã hợp tác chặt chẽ với Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) để đạt được một giải pháp hòa bình sau âm mưu đảo chính tại Honduras năm 2009 và được xem là có cách tiếp cận cân bằng trong một tình huống khó khăn. Trung Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức an ninh lớn và là khu vực có tỷ lệ tội phạm giết người cao nhất thế giới. Chuyến thăm Costa Rica và Honduras của Thủ tướng Harper để chứng tỏ sự ủng hộ của Canada đối với các chính phủ đang gặp khó khăn của hai nước này, là đúng thời điểm và cần thiết. Thế nhưng, để xâm nhập vào châu Mỹ, Canada cần thêm sự can dự sâu hơn bằng cách tăng cường các hoạt động ngoại giao. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ sẽ là cây cầu thuận lợi để Canada bước vào khu vực này.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Học thuyết Monroe của Canada
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO