Học thế nào trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo?

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), việc học theo kiểu nhồi nhét kiến thức không còn phù hợp.

Phát triển năng lực tự học

Chia sẻ tại tọa đàm “Điều sắp tới: Chúng ta kiến tạo tương lai như thế nào?” mới đây, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT Hoàng Nam Tiến khẳng định công nghệ thông tin ngày càng chiếm chỗ đứng ở tất cả các lĩnh vực xã hội. “Bởi công nghệ thay đổi quá nhanh, thông tin ngày nay có quá nhiều, chúng tôi tin rằng việc cung cấp năng lực tự học cho học sinh và sinh viên là quan trọng nhất”.

Học thế nào trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo? -1
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm

Nhà trường và các cơ sở giáo dục cần tập trung phát triển năng lực tự học cho học sinh và sinh viên, nhằm giúp họ không chỉ tiếp cận thông tin một cách hiệu quả mà còn phát triển khả năng tự nghiên cứu và sáng tạo. Ngoài ra, điều này cũng giúp thế hệ trẻ ngày càng phát triển khả năng đàm phán, sáng tạo và tư duy logic, tạo nền tảng cho thành công trong môi trường làm việc đa dạng.

Không chỉ học sinh, sinh viên, năng lực tự học cũng trở thành một yếu tố quan trọng đối với các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên. Việc này không chỉ giúp họ không bị tụt hậu trong xã hội hiện đại, mà còn giữ cho họ luôn là những người có kiến thức, kỹ năng phù hợp, bắt kịp thời đại.

Mô hình học tập 5 chiều

Theo ông Hoàng Nam Tiến, một trong những đặc điểm nổi bật của sự dịch chuyển của giáo dục thời đại trí tuệ nhân tạo là mô hình học tập 5 chiều.

Học thế nào trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo? -0
Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về mô hình học tập 5 chiều

Cụ thể, học từ những người giỏi hơn, gọi là thầy. “Không thầy đố mày làm nên”. Những người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện cho học trò phát triển.

Học từ những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp. “Học thầy không tày học bạn”. Nên học hỏi từ những người cùng trình độ, cùng hoàn cảnh, cùng mục tiêu. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, góp ý, giải đáp thắc mắc và cùng nhau tiến bộ.

Học từ những người trẻ tuổi có kiến thức, kỹ năng cao hơn. “Con hơn cha là nhà có phúc”. Quan điểm này thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích những người trẻ tuổi có năng lực vượt trội. Họ có thể mang lại những ý tưởng mới mẻ, những giải pháp sáng tạo và đóng góp tích cực cho xã hội.

Học từ các nền tảng trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ đột phá và có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. AI có thể giúp chúng ta tiếp cận với những nguồn thông tin phong phú, những khóa học trực tuyến chất lượng, những công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả và những trải nghiệm học tập thú vị.

Tự học, tự nghiên cứu. Đây là năng lực quan trọng nhất mà con người cần có trong thời đại AI. Tự học là khả năng tự đặt ra mục tiêu, tự tìm kiếm, tự xử lý, tự đánh giá và tự cải thiện kiến thức và kỹ năng của bản thân. Tự nghiên cứu là khả năng tự khai thác, tự phân tích, tự tổng hợp và tự tạo ra những sản phẩm có giá trị từ kiến thức và kỹ năng đã học.

Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cũng là yếu tố không thể thiếu trong học tập 5 chiều. Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới, ngôn ngữ của internet, ngôn ngữ sống, học tập, vui chơi giải trí. Vì vậy, “thiếu tiếng Anh như chúng ta tự chặt một tay, một chân của mình, tức là tự tước đi của bản thân quyền và khả năng sử dụng nhiều vũ khí” - ông Hoàng Nam Tiến khẳng định.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.