Học sinh ở châu Âu muốn học về trí tuệ nhân tạo (AI)

Một cuộc khảo sát cho thấy, học sinh ở châu Âu muốn học về trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nhiều trường học thiếu công cụ để các em học tập.

Một công ty công nghệ giáo dục nổi tiếng châu Âu cho biết, họ vừa thực hiện cuộc khảo sát và nhận thấy học sinh rất quan tâm đến việc học về trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nhiều em không được tiếp cận với công cụ để học tập ở trường. Có khoảng cách kỹ thuật số ngày càng lớn giữa các nước châu Âu.

GoStudent, công ty công nghệ giáo dục, đã thực hiện cuộc khảo sát với gần 6.000 học sinh từ 10 đến 16 tuổi và cha mẹ các em cũng như 60 giáo viên trên sáu quốc gia châu Âu: Áo, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Vương quốc Anh.

Học sinh ở châu Âu muốn học về trí tuệ nhân tạo (AI) -0
Học sinh ở châu Âu muốn học về trí tuệ nhân tạo (Ảnh: Euro News)

Theo cuộc khảo sát, hơn một nửa số học sinh (54%) bày tỏ mong muốn bắt đầu học về AI và tìm hiểu về ChatGPT - một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11.2022.

“Học sinh muốn tìm hiểu về các chủ đề giúp chúng chuẩn bị cho tương lai, bao gồm AI và VR. Nhiều em bày tỏ sự thất vọng vì chúng không được học những thứ này ngay lập tức”, Felix Ohswald, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của GoStudent, cho biết.

Sự phát triển công nghệ, ví như AI, thực tế ảo và thực tế tăng cường, được học sinh và phụ huynh liệt kê là chủ đề nghiên cứu rất cần thiết trong tương lai.

Từ cuộc khảo sát, công ty GoStudent nhận thấy, 35% trẻ em không tin rằng trường học đang dạy chúng những kỹ năng cần thiết để sau này có thể làm công việc mà chúng yêu thích. GoStudent  cũng nhận thấy sự khác biệt trong việc tiếp cận công nghệ giữa các nước châu Âu.

Hơn 40% học sinh được tiếp cận với máy tính bảng tại các trường học ở Áo và Đức; Ở Anh, con số này là 38%; 35% ở Tây Ban Nha, 25% ở Ý và 20% ở Pháp.

Xu hướng tương tự cũng có thể được nhận thấy đối với máy tính: Trong khi gần 7 trên 10 học sinh sử dụng máy tính tại các trường học ở Anh và Tây Ban Nha, thì khoảng 34% học sinh ở Ý và 49% học sinh ở Pháp sử dụng máy tính ở trường.

Theo GoStudent: “Khoảng cách công nghệ có thể đẩy những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn bị tụt lại phía sau”.

Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi tăng cường mạnh mẽ trong việc hỗ trợ giáo dục kỹ thuật số và cung cấp các kỹ năng kỹ thuật số cho học sinh vào tháng 4 năm ngoái. Họ cũng kêu gọi các nước EU hỗ trợ tin học chất lượng cao trong trường học, lồng ghép việc phát triển các kỹ năng kỹ thuật số và giải quyết tình trạng thiếu hụt các máy móc công nghệ bằng cách áp dụng các chiến lược toàn diện.

Theo báo cáo của GoStudent, chỉ một nửa số giáo viên được khảo sát sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số thường xuyên mặc dù có hơn 9/10 người ca ngợi tính hiệu quả của chúng.

Theo một báo cáo của EU, học sinh không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mà còn phải chịu tình trạng thiếu giáo viên sau đại dịch Covid-19, đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM).

Trong khi đó, tại hội nghị công nghệ giáo dục gần đây ở London, Anh, một số công ty đã giới thiệu các sản phẩm dạy trẻ em về công nghệ. Nhiều công ty cho biết, họ nghĩ việc dạy AI cho trẻ em là điều cơ bản.

Frank van Cappelle, chuyên gia giáo dục tại khu vực Nam Á của UNICEF nói, mặc dù ngày càng có nhiều mối quan tâm về tác động của AI đối với giáo dục nhưng công nghệ này mang lại cả cơ hội và thách thức. Vì thế, ưu tiên chính là đảm bảo công nghệ AI có thể hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất nhưng công nghệ này không nên thay thế giáo viên.

Giáo dục

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".