Học sinh Hà Nội được học cách tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Ngày 8.11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức chương trình “Internet An toàn cho học đường” dành cho học sinh cấp trung học cơ sở với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.

Đến dự chương trình có Trưởng phòng GD-ĐT Quận Ba Đình Lê Đức Thuận, Giám đốc dự án Internet An toàn – FPT Phạm Hải Yến; Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Hoa Thám cô giáo Hồ Thuận Yến. Mỗi trường THCS trên địa bàn quận có một đại diện Ban giám hiệu, một giáo viên dạy môn Tin học, một Tổng phụ trách. Chương trình có sự tham gia của 550 em học sinh lớp 6, 7 trường THCS Hoàng Hoa Thám.

z6013535928355-8c65d3e467dfbd30384afda50815b066.jpg
550 học sinh lớp 6, 7 Trường THCS Hoàng Hoa Thám được trang bị kiến thức tự bảo vệ trên không gian mạng

Phát biểu tại chương trình, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, hiện nay, với cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0”, vai trò của Internet ngày càng trở nên quan trọng. Nó là nền tảng, là cầu nối của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia. Internet đem đến cho con người nhiều lợi ích góp phần làm thay đổi bộ mặt của thế giới, song bên cạnh đó nó cũng ẩn chứa nhiều mối lo ngại như việc lộ lọt các thông tin cá nhân; dễ bị lôi kéo vào các trò chơi trực tuyến với nhiều hình thức thu hút hay thậm chí bị lừa gạt; tiêm nhiễm, ảnh hưởng bởi các thông tin độc hại trên internet …

z6013535937375-18c5f7c66cfbdad680928f335cf35d69.jpg
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình và các khách mới tham dự chương trình “Internet An toàn cho học đường”

Chính vì vậy an toàn trên không gian mạng không chỉ là vấn đề của công nghệ mà con người cần phải được trang bị kiến thức để sử dụng Internet an toàn.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình lên kế hoạch triển khai chương trình “Internet An toàn đến các trường học thuộc địa bàn quận” và nội dung thống nhất triển khai thí điểm Chương trình “Internet an toàn cho học đường”.

Ông Thuận mong muốn chương trình sẽ trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học sinh sử dụng Internet An toàn, ứng xử văn minh trên môi trường mạng trong kỷ nguyên số.

z6013535939942-da22c1f1abc1cae580378b6d7b9c9cae.jpg
z6013535935181-a18a9bd150e146ee9ff6399b5a1eb746.jpg
z6013536186924-1451053a56dce7b43ad329e7e19e0a30.jpg
Học sinh quận Ba Đình thích thú tham gia Game show "Thám tử không gian mạng"

Chương trình được tổ chức dưới dạng Game show dành cho HS với chủ đề: “Thám tử không gian mạng . Game show có sự tham gia của 12 đội chơi. Các đội thi trải qua ba vòng thi: Khởi động- Vượt chướng ngại vật-Về đích.

Ở Phần “Khởi động”, các đội lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để rồi tìm ra dòng chữ chìa khóa chứa thông điệp "INTERNET AN TOÀN". Tiếp theo các đội bước vào Vòng 2 “Vượt chướng ngại vật”, các đội thi lần lượt trả lời 03 tình huống minh họa các nguy hiểm trên Internet như: bị đe dọa, bắt nạt trên mạng; nhận link lừa đảo, chứa mã độc thông báo trúng thưởng/ lôi kéo vào các Group thực hiện nhiệm vụ để kiếm tiền; nhận lời mời kết bạn từ người lạ trên mạng. Đến vòng 3 “Về đích”, đại diện mỗi đội lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. Đại diện các đội lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích để rồi tìm ra Thám tử không gian mạng .

Các em học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám đã rất hào hứng tham gia chương trình. Các em vô cùng chăm chú theo dõi các phần thi, những câu hỏi hấp dẫn, những hình ảnh bắt mắt, những món quà bất ngờ từ chương trình đã khiến cho các đội thi cũng như các em học sinh tham gia một cách vô cùng hào hứng.

z6013536172745-479bd5cdd78cd830e4d3f7f73d28cb87.jpg
z6013536170613-7126120981819873a7eb7b30cd676ebd.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các em học sinh quận Ba Đình

Sau ba vòng thi, chương trình đã trao các giải: Giải đồng đội thuộc về các lớp 6A1, 6A4, 7A2, 7A3, 7A4, 7A5, Giải nhất thuộc về lớp 7A6. Đại diện Công ty FPT, Đại diện Phòng GD-ĐT Quận Ba Đình, Đại diện Ban giám hiệu trường THCS Hoàng Hoa Thám đã trao giải cho các đội thi.

Chương trình “Internet an toàn cho Học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS thực hiện thí điểm tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám đã thành công.

Sau chương trình, đại diện Phòng GD-ĐT quận Ba Đình và đại diện công ty FPT, giáo viên bộ môn Tin học các trường đã có cuộc họp để rút kinh nghiệm ngay.

Sau trường THCS Hoàng Hoa Thám, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình sẽ có cuộc họp để triển khai đồng bộ ở các trường THCS trên địa bàn Quận Ba Đình về chương trình “Internet an toàn cho Học đường”.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.