Tạo bước đột phá trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4

Đại diện Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, về tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đến nay, đối với đất nông nghiệp cơ bản đáp ứng tiến độ (trừ phạm vi phải xử lý nền đất yếu chưa GPMB); tuy nhiên, công tác GPMB với đất ở, tái định cư và di chuyển công trình ngầm nổi chưa đáp ứng theo tiến độ chỉ đạo.

Trong đó, trên toàn tuyến, hiện các quận, huyện đã GPMB được 774,26/791,21ha (đạt 97,86%); đã di chuyển được 10.104/10.346 ngôi mộ, còn lại 242 ngôi mộ. Thành phố đã hoàn thành 13/13 khu tái định cư và một số địa phương đã phê duyệt giá đất đầu đi - đầu đến, thực hiện tái định cư cho các hộ dân.

Sáng 13.6, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.

Tạo bước đột phá về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô -0
Công trường thi công dự án đường Vành đai 4 tại vị trí cầu vượt đường sắt (Km4+300) huyện Mê Linh. Ảnh: ITN

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra công trường thi công cầu vượt đường sắt tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Đây là địa điểm thi công thuộc gói thầu số 8 xây dựng đoạn tuyến từ Km0+000 đến Km13+017,92 (đường song hành) do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên thực hiện.

Dự án thành phần 2.1 đầu tư xây dựng hệ thống đường song hành (đường đô thị) với tổng chiều dài tuyến khoảng 58,2km. Theo Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đến nay, tiến độ triển khai cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, đối với phạm vi cần xử lý nền đất yếu, đơn vị thi công chưa được bàn giao mặt bằng (đất nông nghiệp, đất ở, đất nhà xưởng, mộ chí, hạ tầng ngầm nổi hiện trạng... trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Thanh Oai) nên rất khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác đắp gia tải của các đoạn xử lý đất yếu trước mùa mưa năm 2024.

Cụ thể, đối với phạm vi thuộc địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh đã được bàn giao mặt bằng, không vướng công trình hạ tầng kỹ thuật và không phải xử lý nền đất yếu, Ban QLDA đã chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung máy móc, thiết bị, vật liệu, nhân công để triển khai đồng loạt các mũi thi công ngay từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và phấn đấu đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo. Còn đối với phạm vi xử lý nền đất yếu, xác định việc hoàn thành xử lý nền đất yếu là đường găng, mốc tiến độ quan trọng của dự án, Ban QLDA đã chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung thi công hạng mục đắp cát trong tháng 6.2024 và cố gắng hoàn thành công tác gia tải trong tháng 7.2024.

Tạo bước đột phá về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô -0
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 4 tại vị trí cầu vượt đường sắt (Km4+300) huyện Mê Linh. Ảnh: ITN

Tuy nhiên, các địa phương cũng chưa hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu di chuyển các công trình ngầm/nổi dẫn đến không thể áp dụng được cơ chế đặc thù về chỉ định thầu của Dự án theo nội dung tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội.

Về công tác di chuyển điện cao thế, đến nay, Ban QLDA chưa triển khai việc di chuyển các tuyến cáp điện, đấu nối đóng điện đáp ứng tiến độ.

Đối với công tác di chuyển hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm/nổi, hiện nay, huyện Sóc Sơn đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu di chuyển; các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín đang lựa chọn nhà thầu; các địa phương còn lại vẫn chưa tiến hành. Ban QLDA đã khởi công thi công di chuyển tuyến cáp điện cao thế từ tháng 1.2024, đã nhận mặt bằng và hoàn thành 14/36 vị trí móng cột cần thu hồi đất bổ sung.

Về Dự án thành phần 3 (PPP), hiện nay các cơ quan thành phố đang phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thành các thủ tục để có thể đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong tháng 6.2024.

Trao đổi tại cuộc làm việc, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho rằng, qua theo dõi, giám sát, việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7.8.2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong triển khai dự án này chưa nghiêm, liên quan chủ yếu đến trách nhiệm của các sở, như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường trong giải quyết những vấn đề rất đơn giản, như thẩm định giá đất đầu vào, đầu ra... Đây là trách nhiệm chỉ đạo của người đứng đầu và trách nhiệm tham mưu trực tiếp của các phòng, ban chuyên môn ở các đơn vị này.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đề nghị các quận, huyện tiếp tục chủ động rà soát các khâu, các bước trong thực hiện dự án để bảo đảm không xảy ra sai sót.

Tạo bước đột phá về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô -0
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận cuộc kiểm tra. Ảnh: ITN

Kết luận buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và nỗ lực GPMB, thi công đường Vành đai 4 của các đơn vị, địa phương với khối lượng công việc rất lớn. Mặc dù vậy, kết quả đến nay chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, đã quyết liệt rồi, phải quyết liệt hơn nữa.

Nhấn mạnh những khó khăn trong phần còn lại của công tác GPMB, đặc biệt là liên quan đến đất ở, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng lưu ý các đơn vị, địa phương tiếp tục bám sát tinh thần bảo đảm nơi ở mới phải bằng và hơn nơi ở cũ cho người dân. Công tác GPMB hiện nay có vướng mắc chính là cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính, do đó, để tháo gỡ, phải tập trung vào 2 vấn đề này, tạo bước đột phá từ giải quyết 2 vướng mắc này.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tham mưu và tổ chức đợt giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và làm "đến nơi đến chốn", kết luận rõ ràng trên tinh thần người tốt biểu dương, chưa làm tốt thì nhắc nhở, có vi phạm thì phải xử lý, từ đó tạo chuyển biến chung, trong đó có những công việc liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các địa phương tập trung GPMB dứt điểm 242 ngôi mộ còn lại để bảo đảm tiến độ thi công đường song hành; đồng thời, tiếp tục giải quyết các vướng mắc về chế độ, xác định xong đầu đi, đầu đến đối với các trường hợp đất ở, tinh thần là bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Các sở, ngành phải chủ động vào cuộc, tháo gỡ vướng mắc.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh các phần việc, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ khó khăn GPMB các công trình ngầm, nổi, nhất là đường dây 500kV, phấn đấu xong trong quý III năm nay.

Đối với đường song hành, Trưởng ban Chỉ đạo lưu ý phải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, vì hiện nay nguyên vật liệu cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu; bảo đảm tháng 12.2024 hoàn thành đoạn Sóc Sơn - Mê Linh, phấn đấu quý III.2025 xong các đoạn còn lại như các nhà thầu cam kết. Đối với dự án thành phần 3 (đường cao tốc), Bí thư Thành ủy đề nghị các cơ quan thành phố đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để tách dự án thành phần 3 cây cầu (2 cầu qua sông Hồng, 1 cầu qua sông Đuống) ra, để khi đường song hành hoàn thành có thể kết nối lưu thông và sử dụng được ngay.

Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.