Luật Thủ đô (sửa đổi): Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực

Đóng góp ý kiến cho Luật Thủ đô (sửa đổi), các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố đề nghị cần thống nhất là đây là Luật Thủ đô chứ không phải luật cho riêng Hà Nội. Để quy định được các quy định vượt trội thì Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực.

Sáng 18.9, UBND TP. Hà Nội tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10.2023.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực -0
Toàn cảnh Hội nghị xin ý kiến vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: V.T

Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17, từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND Thành phố đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được báo cáo tại 2 hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố; kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nội dung đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những cơ sở quan trọng để Thành ủy đề xuất với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đặt nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để thể chế hóa, tổ chức thi hành Nghị quyết trong thời gian tới.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực -0
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: V.T

Các quy định của dự thảo Luật được TP. Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở đề xuất của các cấp, ngành Thành phố, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến thảo luận của Thường trực Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội theo Thông báo số 1955/TB-VPQH ngày 14/8/2023 của Văn phòng Quốc hội.

Về mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Luật Thủ đô (sửa đổi) là một đạo luật đặc biệt, có nhiều cơ chế đặc thù, đột phá, có phạm vi tác động rộng, khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành, tác động đến thẩm quyền của nhiều cơ quan Trung ương; một số vấn đề mới, đột phá có nội dung phức tạp, khó về kỹ thuật lập pháp. Chính vì vậy, việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhiều ý kiến khác nhau cả về quan điểm và việc đưa thành những điều luật cụ thể.

Cần khẳng định tính vượt trội của Luật Thủ đô (sửa đổi), tăng quyền hạn cần gắn liền với trách nhiệm

Tại Hội nghị này, các đồng chí nguyên lãnh đạo TP. Hà Nội đã có ý kiến đóng góp đối với toàn bộ dự thảo Luật. Trong đó, có những vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau, cần được tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá toàn diện. 

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực -0
Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: V.T

Đóng góp vào hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đặc biệt nhấn mạnh đề nghị dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phải có một điều có tính bao trùm, khái quát hơn khẳng định tính vượt trội so với các Luật khác. Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng đề nghị phải tăng quyền hạn cho Chủ tịch UBND thành phố cao hơn Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khác, tương tự đối với Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội; đi liền với quyền hạn là tăng trách nhiệm, trách nhiệm phải lớn hơn.

Nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nêu quan điểm, cần thống nhất là đây là Luật Thủ đô chứ không phải luật cho riêng Hà Nội. Để quy định được các quy định vượt trội, thì phải thống nhất là quan điểm là quyền hạn phải đi liền với trách nhiệm, chứ không phải đặc quyền đặc lợi; đi liền với quyền hạn vượt trội, Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Từ thống nhất quan điểm như thế, mới có thể mạnh dạn giao quyền hạn vượt trội cho Hà Nội. Về phân quyền cho Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố đề nghị phải tính toán, xem xét kỹ với từng đề xuất, phải căn cứ vào năng lực, khả năng thực hiện, các hệ quả liên quan… Ví dụ như đề xuất quy định giao cho HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất dưới 1000ha, đất trồng lúa dưới 500ha sang mục đích khác là không phù hợp.

Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn góp ý vào Chương II dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cụ thể là Điều 9 về HĐND thành phố quy định rõ được bầu 125 đại biểu, trước đây chỉ được bầu có 95 đại biểu; tăng như vậy là phù hợp, hoàn toàn tán thành. Quy định số lượng cụ thể là rất đúng. Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ Trần Văn Tuấn cũng đề nghị phải tăng thẩm quyền Hà Nội quyết định về biên chế công chức, viên chức; quy định cụ thể về hệ số tăng thêm hằng năm để dễ tổ chức thực hiện.

Góp ý về nội dung quy định di dời các bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội đô, Nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, bản chất quy hoạch Thủ đô là quy hoạch vùng, nên theo Luật Quy hoạch là phải tuân thủ quy hoạch ngành và quy hoạch cấp quốc gia. 

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ mối quan hệ này để bảo đảm việc di dời các cơ sở trên có tính khả thi, phù hợp, không bị chồng chéo, không vi phạm các luật chuyên ngành. Cụ thể tại Điều 29, việc quy định di dời các cơ sở y tế phải tính toán kỹ để bảo đảm không làm xáo trộn việc chăm sóc sức khoẻ của người dân và bảo đảm nơi mới phải tốt hơn nơi cũ; đánh giá cả các cơ sở y tế của Hà Nội, chứ không chỉ di dời các bệnh viện Trung ương...

Các đồng chí nguyên lãnh đạo cũng đóng góp ý kiến vào nhiều vấn đề cụ thể như, nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô (Điều 4); Quy định về việc được chủ động quyết định biên chế cán bộ, công chức; số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 10); Giao HĐND quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù cấp thành phố, cấp huyện (Điều 9); Về tổ chức bộ máy, số lượng đại biểu của HĐND Thành phố (Điều 9); Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Điều 17).

Ngoài ra là việc thu hồi đất trong vùng phụ cận khi xây dựng mới hoặc mở rộng tuyến đường giao thông (Điều 20); Quản lý, xây dựng, khai thác không gian ngầm Thủ đô (Điều 21); Quy định về việc liên kết giáo dục giữa cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục nước ngoài (Điều 24); Quy định về hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân (Điều 29); Quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư và việc xây dựng lại nhà chung cư (Điều 31).

Hoạt động chính quyền

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được biểu dương, khen thưởng. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Phát triển đô thị gắn với giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Để ứng phó với thiên tai có thể gia tăng về tần suất, cường độ, phát biểu tại Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả siêu bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn vừa được tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu lưu ý việc nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chủ động ứng phó với thiên tai ở mức độ cao hơn; phát triển đô thị phải gắn với giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, nhất là đối với thành phố ven biển như Hải Phòng…

Các đại biểu chụp ảnh tại Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai
Hoạt động chính quyền

Tăng cường kết nối đầu tư vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam

Việc tỉnh Ninh Thuận vừa chọn tỉnh Đồng Nai là nơi tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận càng thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Nai trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối đầu tư giữa các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam của cả nước; đồng thời, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư Đồng Nai tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Đoàn công tác tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Thống đốc Kazuhiko Oigawa và các thành viên tỉnh Ibaraki.